Phát nội dung quảng cáo trang thông tin điện tử cá độ bất hợp pháp, FPT, VTV bị phạt 135 triệu đồng

Nam Anh
FPT Telecom và VTV vừa bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông phạt hành chính lần lượt 85 triệu đồng và 50 triệu đồng vì phát sóng trực tiếp trận đấu có hình ảnh quảng bá, quảng cáo các website cá độ vi phạm pháp luật…
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thông tin từ Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), cho biết ngày 21/3/2024, trong chương trình tường thuật trực tiếp trận đấu bóng đá giữa Đội tuyển Indonesia với Đội tuyển Việt Nam thuộc vòng loại thứ 2 khu vực Châu Á giải FIFA World Cup 2026 (diễn ra tại sân vận động Gelora Bung Karno của Indonesia), được phát sóng trên kênh VTV5 của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và trên ứng dụng "FPT Play" của Công ty cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) đã xuất hiện hình ảnh quảng bá, quảng cáo các website có nội dung cung cấp dịch vụ cá cược, cá độ bất hợp pháp tại Việt Nam như: okvip, fun88… theo hình thức quảng cáo ảo (virtual advertising) trong suốt trận đấu và tiếp cận trực tiếp đến khán giả Việt Nam.

Việc các đơn vị này để xuất hiện những hình ảnh quảng cáo, quảng bá nêu trên trong chương trình truyền hình phát sóng tại Việt Nam và không có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời đã vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam.

Sau khi làm việc với các cơ quan, đơn vị có liên quan; trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, đánh giá các tình tiết của vụ việc, Thanh tra Bộ đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với VTV với số tiền 50.000.000đ về hành vi "Giới thiệu, quảng bá các website có nội dung vi phạm quy định pháp luật"; xử phạt FPT Telecom với số tiền 85.000.000đ về hành vi " Cung cấp chương trình, kênh chương trình trên dịch vụ phát thanh, truyền hình có nội dung không được thông tin trên báo chí, không được phép phổ biến, có nội dung bị cấm".

Những dịch vụ, hoạt động cá độ, cá cược, cờ bạc trực tuyến có thể phù hợp với pháp luật của nước sở tại, vì vậy, có thể cho phép xuất hiện những quảng cáo này trong các trận thi đấu thể thao. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Việt Nam, đây là những dịch vụ, hoạt động bị cấm. Vì vậy, việc quảng cáo, quảng bá cho những dịch vụ, hoạt động này là hành vi vi phạm pháp luật của Việt Nam.

Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, cho biết, hiện nay, các đơn vị, doanh nghiệp Việt Nam triển khai ngày càng nhiều hoạt động mua bản quyền chương trình thể thao nước ngoài; công nghệ quảng cáo ảo dựa trên ứng dụng Nhân bản nội dung động (DCM) được áp dụng ngày càng phổ biến, đặc biệt tại các giải đấu thể thao nhằm hỗ trợ các thương hiệu hướng quảng cáo đến chính xác khu vực khách hàng của mình theo khu vực địa lý.

Để tránh những sai phạm tương tự trên hệ thống truyền hình Việt Nam, bên cạnh việc cần xem xét lại các điều khoản thoả thuận bản quyền để kịp thời ngăn chặn từ gốc các vi phạm, các Đài truyền hình, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền cần có các giải pháp kỹ thuật để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ những thông tin, hình ảnh vi phạm, bảo đảm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ "Về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến tổ chức đánh bạc và đánh bạc".

Cục này cũng cho biết trong thời gian tới, các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục tăng cường công tác quản lý các nội dung quảng cáo đăng tải trên báo chí, không gian mạng, xuất bản phẩm, quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin… để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hoạt động quảng cáo trái phép có liên quan đến hoạt động tổ chức đánh bạc và đánh bạc.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.