Phó Thủ tướng “thúc” tiến độ bàn giao đất cho sân bay Long Thành

Anh Tú
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, bảo đảm tiến độ thi công dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1...
Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Cụ thể, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai tập trung đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, rà soát, khắc phục vướng mắc của các dự án thành phần hạ tầng các khu tái định cư, tái lập hạ tầng ngoài ranh giới cảng hàng không.

 

"Tỉnh Đồng Nai cần khẩn trương triển khai toàn bộ dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bảo đảm tiến độ và hoàn thành giải ngân theo kế hoạch vốn được giao, góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1", Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Trong báo cáo mới nhất gửi Chính phủ về tiến độ triển khai dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, Bộ Giao thông vận tải cho biết, dự án sẽ thu hồi đất một lần cho toàn bộ 5.000 ha để xây dựng sân bay Long Thành và hơn 364 ha xây dựng 2 khu tái định cư với tổng mức đầu tư là 22.856 tỷ đồng.

Trong đó, để xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 cần hoàn thành giải phóng mặt bằng diện tích 2.532 ha, gồm 1.810 ha xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 và 722 ha đất dự trữ phục vụ giai đoạn 1.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, hiện tỉnh đã thực hiện bàn giao đất đợt 1 cho Cảng vụ Hàng không miền Nam với diện tích hơn 1.284 ha, gồm 1.810 ha giai đoạn 1 và 722 ha đất dự trữ phục vụ giai đoạn 1, đạt gần 51% diện tích phục vụ dự án giai đoạn 1. Còn lại hơn 1.247/2.532 ha dự kiến bàn giao trong năm 2021. Lũy kế giải ngân từ năm 2018 đến nay đạt 10.660/22.856 tỷ đồng, tương đương 46,65%.

Mặc dù vậy, theo Bộ Giao thông vận tải, tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng hiện nay vẫn còn chậm do công tác giải phóng mặt bằng dự án thời gian qua vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Cụ thể, trong công tác thu hồi đất của các hộ dân hiện nay có khoảng 1.000 hộ dân gặp khó khăn trong xử lý hồ sơ bồi thường đối với các trường hợp ủy quyền, cho tặng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng giấy tay... Do đó, nếu không giải phóng toàn bộ mặt bằng sạch theo đúng tiến độ sẽ ảnh hưởng đến biện pháp thi công tổng thể giai đoạn 1.

Dù Bộ Giao thông vận tải thường xuyên, định kỳ phối hợp họp giao ban, kiểm điểm, đồng thời, UBND tỉnh Đồng Nai quyết liệt chỉ đạo nhưng tiến độ thực hiện đến nay vẫn chậm so với tiến độ được duyệt và kế hoạch vốn được phân bổ.

Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành có tổng mức đầu tư khoảng 336.630 tỷ đồng, tương đương khoảng 16,03 tỷ USD, áp dụng tỷ giá của năm 2014. Dự án sử dụng một phần vốn ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn doanh nghiệp, vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và các loại vốn khác theo quy định của pháp luật.

Dự án gồm 3 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 đầu tư xây dựng 1 đường cất hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, nhà ga hàng hóa 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Tổng mức đầu tư dự án đầu tư giai đoạn 1 là 109.111,7 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2020 và hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2025.

Giai đoạn 2 tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 1 đường cất hạ cánh cấu hình mở và 1 nhà ga hành khách để đạt công suất 50 triệu hành khách/năm; nhà ga hàng hóa 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Giai đoạn 3 hoàn thành các hạng mục để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

 

Tổng mức đầu tư cho toàn bộ dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành là 336.630 tỷ đồng, tương đương 16,03 tỷ USD, được chia làm ba giai đoạn. Sau khi hoàn thành, đây là Cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.