Quảng Nam: Dành 46.926 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà ở trong 10 năm

Thanh Xuân
Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết 51/NQ-HĐND ngày 22/7/2021 về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2030...
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo đó, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở giai đoạn 2021 - 2030 của tỉnh dự kiến khoảng 46.926 tỷ đồng, bao gồm cả ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và vốn của doanh nghiệp.

Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2030 nhằm dự báo nhu cầu, phương hướng, giải pháp phát triển nhà ở cho các đối tượng là nhà ở do người dân tự xây dựng, nhà ở thương mại, nhà ở tái định cư và nhà ở cho nhóm các đối tượng xã hội trên địa bàn tỉnh trong từng giai đoạn. 

Mục tiêu đến năm 2025, tổng diện tích nhà ở khoảng 44,7 triệu m2 sàn. Diện tích sàn bình quân đầu người là 28,93 m2/người. Trong đó, tại đô thị đạt 32,18 m2/người và tại nông thôn đạt 27,79 m2/người. Diện tích nhà ở tối thiểu 10 m2 sàn/người. Tỷ lệ nhà ở kiên cố và nhà ở bán kiên cố khoảng 97,5%, giảm tỷ lệ nhà thiếu kiên cố và không phát sinh nhà đơn sơ.

Đến năm 2030, tổng diện tích nhà ở khoảng 52,9 triệu m2 sàn. Diện tích sàn bình quân đầu người là 33,23 m2/người. Trong đó, tại đô thị đạt 36,35 m2/người và tại nông thôn đạt 32,11 m2/người. Diện tích nhà ở tối thiểu 12m2 sàn/người. Tỷ lệ nhà ở kiên cố và nhà ở bán kiên cố khoảng 99,2%, giảm tỷ lệ nhà thiếu kiên cố và không phát sinh nhà đơn sơ.

Kế hoạch phát triển nhà ở tăng thêm (nhà ở thương mại, nhà ở thu nhập thấp, nhà ở người dân tự đầu tư xây) đến năm 2025 có tổng diện tích khoảng 6,389 triệu m2 sàn, đến 2030 là 8,149 triệu m2 sàn.

Kế hoạch phát triển nhà ở cho các đối tượng khác (nhà ở công nhân, nhà tái định cư) đến năm 2025 có tổng diện tích 1,489 triệu m2 sàn, đến 2030 là 1,673 triệu m2 sàn. Diện tích đất ở tăng thêm giai đoạn 2021 - 2025 là 2.018 ha; giai đoạn 2026 - 2030 là 2.393 ha.

Riêng đối với phát triển nhà ở, vùng đồng bằng, ven biển (vùng phía Đông), tỉnh chủ trương phát triển theo hướng đa dạng các loại hình nhà ở, tăng tỷ lệ nhà ở cho thuê, nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội để phục vụ lao động đa ngành nghề đến làm việc.

Đồng thời, phát triển nhà ở đảm bảo phù hợp Quy hoạch chung theo hướng đô thị văn minh hiện đại, có bản sắc. Khuyến khích phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp; Tăng tỷ lệ nhà ở xây dựng thô trong tổng quy mô các dự án phát triển nhà ở mới hàng năm.

Tại vùng miền núi (vùng phía Tây), nhà ở sẽ được phát triển tại khu vực thị trấn, trung tâm huyện đảm bảo phù hợp Quy hoạch xây dựng theo hướng đô thị gắn với thương mại - dịch vụ; phát triển nhà ở theo hướng văn minh hiện đại, có bản sắc văn hóa đặc trưng, tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.

Phát triển nhà ở khu vực nông thôn đảm bảo nhà ở đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới: nền, khung, mái cứng; các công trình phụ trợ (bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại, chăn nuôi, …) phải được bố trí đảm bảo vệ sinh; kiến trúc phù hợp phong tục, tập quán, lối sống của mỗi vùng.

Cũng trong Nghị quyết này, Quảng Nam kiên quyết thực hiện chủ trương phát triển nhà ở phù hợp với tổ chức dân cư theo mô hình tập trung tại trung tâm xã và gắn với hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hoàn chỉnh; hạn chế chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án phân lô bán nền (nhỏ lẻ).

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.