Quý 1/2024, Vietjet ghi nhận tăng trưởng vượt trội, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả năm

Tuấn Sơn
Vượt qua khó khăn chung của ngành hàng không về sự thiếu hụt tàu bay, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã ghi nhận kết quả kinh doanh vượt trội trong quý 1/2024, tạo sức bật mạnh mẽ cho cả năm…
Trong quý I/2024, Vietjet mở mới 15 đường bay, nâng tổng số đường bay của hãng lên 140 (ảnh: T.L).
Trong quý I/2024, Vietjet mở mới 15 đường bay, nâng tổng số đường bay của hãng lên 140 (ảnh: T.L).

Theo báo cáo, quý 1/2024, doanh thu vận chuyển hàng không của Vietjet đạt 17.765 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 520 tỉ đồng, tăng lần lượt 38% và 209% so với cùng kỳ 2023.

Vietjet ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt lần lượt 17.792 tỉ đồng và 539 tỉ đồng, tăng 38% và 212% so với cùng kỳ 2023.

Trong ba tháng đầu năm, Vietjet đã khai thác an toàn gần 34.500 chuyến bay, vận chuyển được hơn 6,3 triệu lượt hành khách. Các chuyến bay của hãng đạt hệ số sử dụng ghế bình quân cao 87%, độ tin cậy kỹ thuật đạt 99,6%.

Tiếp tục chiến lược tập trung mở rộng mạng bay quốc tế, vận tải hành khách quốc tế trong quý 1/2024 tăng trưởng hơn 53% và 61% về số lượng chuyến bay và lượt khách so với cùng kỳ 2023.

Trong quý 1/2024, Vietjet mở mới 15 đường bay quốc tế và quốc nội, nâng tổng số đường bay lên 140. Hãng liên tiếp công bố và khai trương các đường bay quốc tế mới gồm Phú Quốc - Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc), TP HCM - Thành Đô, Tây An (Trung Quốc), TP HCM - Viêng Chăn (Lào), và các đường bay từ Hà Nội đến Hiroshima (Nhật Bản), Sydney, Melbourne (Australia).

Các đường bay quốc tế mới góp phần đưa số khách quốc tế Vietjet vận chuyển trong quý 1/2024 tăng  61% so với cùng kỳ (ảnh: T.L).
Các đường bay quốc tế mới góp phần đưa số khách quốc tế Vietjet vận chuyển trong quý 1/2024 tăng  61% so với cùng kỳ (ảnh: T.L).

Những kết quả trên khẳng định Vietjet đã vượt qua khó khăn chung của ngành hàng không trong việc thiếu hụt tàu bay, duy trì đà phát triển của năm 2023, tiếp tục tiên phong mở mới nhiều đường bay quốc tế, tạo sức bật mạnh mẽ cho hoạt động khai thác trong cả năm 2024.

Tính đến ngày 31/3/2024, tổng tài sản của Vietjet đạt hơn 85,828 nghìn tỉ đồng, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu 1,9 lần và chỉ số thanh khoản 1,3 lần nằm ở mức an toàn trong ngành hàng không.

Vietjet đã đóng góp các khoản thuế, phí trực tiếp và gián tiếp trong quý 1/2024 là 1.770 tỉ đồng.

Không chỉ kết nối Việt Nam với thế giới qua các mạng đường bay, Vietjet tiên phong kết nối với thế giới qua các dự án đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tầm cỡ thế giới.

Vietjet đặt mục tiêu vận chuyển 27,4 triệu lượt hành khách trong năm 2024 (ảnh: T.L).
Vietjet đặt mục tiêu vận chuyển 27,4 triệu lượt hành khách trong năm 2024 (ảnh: T.L).

Vietjet cũng đặc biệt quan tâm tới các mục tiêu ESG, Net Zero - giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Hiện tại, đội tàu bay hiện đại của hãng có khả năng tiết kiệm từ 15% - 20% nhiên liệu, cấu hình được tối ưu giúp chuyên chở được nhiều khách hơn và có thể giảm phát thải trên mỗi hành khách so với các hãng khác tới 25% - 30%. Mỗi vé máy bay bán ra được hãng trích 5.000 đồng vào quỹ Fly Green để triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường, nghiên cứu phát triển các công nghệ xanh…

Theo đà tăng trưởng từ đầu năm, Vietjet đã đặt ra nhiều mục tiêu lớn để hướng tới những kết quả cao trong các quý tiếp theo và trong cả năm 2024. Bên cạnh việc giữ vững thị trường nội địa, Vietjet đặt mục tiêu mở rộng hơn nữa mạng bay quốc tế mới, dự kiến khai thác 142.000 chuyến bay, vận chuyển 27,4 triệu lượt hành khách trong năm 2024.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.