Sabeco báo lãi giảm 20% do Nghị định 100 và Covid-19

Hà Anh
9 tháng, doanh thu thuần của SAB giảm 29% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế giảm 20%
9 tháng, doanh thu bia giảm từ 24.302 tỷ đồng hồi đầu năm xuống còn gần 19.929 tỷ đồng.
9 tháng, doanh thu bia giảm từ 24.302 tỷ đồng hồi đầu năm xuống còn gần 19.929 tỷ đồng.

Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (mã SAB-HOSE) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 và luỹ kế 9 tháng năm 2020 với doanh thu và lợi nhuận giảm so với cùng kỳ.

Cụ thể: doanh thu thuần quý 3 của SAB, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước đạt 8.052 tỷ đồng; giá vốn hàng bán giảm 24% còn 5.580 tỷ đồng.

Doanh thu hoạt động tài chính trong quý 3 giảm 5% đạt 238,6 tỷ; lãi/lỗ trong công ty liên doanh liên kết giảm 12% còn hơn 78 tỷ đồng; chi phí bán hàng giảm 2% nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng lên 15%.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế quý 3 của Sabeco đạt 1.470 đồng, xấp xỉ quý 3 năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ 1.393 tỷ đồng.

Luỹ kế 9 tháng năm 2020, doanh thu thuần của SAB đạt 20.096 tỷ đồng, giảm 29% so với cùng kỳ - trong đó: doanh thu bia giảm từ 24.302 tỷ hồi đầu năm xuống còn gần 19.929 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 3.403 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ. Lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ 3.258 tỷ đồng.

Sabeco cho biết, doanh thu và lợi nhuận quý 3 và 9 tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ là do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 và Nghị định 100. Ngoài ra, công ty cũng thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí để giảm thiểu tác động ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Tính đến ngày 30/9/2020, tiền và các khoản tương đương tiền giảm hơn 900 tỷ so với hồi đầu năm còn 3.173 tỷ đồng. 

Nợ phải trả giảm gần 250 tỷ, còn 6.640 tỷ đồng - trong đó: nợ ngắn hạn là 5.837 tỷ và dài hạn là gần 804 tỷ đồng; tổng tài sản cuối kỳ tăng 724 tỷ lên mức 27.686 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng hơn 1.000 tỷ lên 12.238 tỷ đồng.

Tin mới

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon có thể là một khái niệm xa lạ và không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc. Trên thế giới, khái niệm này đã được nhiều quốc gia áp dụng và nhiều công ty đã thu được nguồn lợi không nhỏ.
Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.