Sắp diễn ra Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới

Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới dự kiến diễn ra vào ngày 12/04/2024 qua hai hình thức trực tiếp và trực tuyến...

Nhân kỷ niệm 30 năm Ngày Việt Nam và Nga ký kết hiệp ước về các nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga, kỷ niệm 300 năm thành lập Viện Hàn lâm khoa học Nga, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (1974-2024), Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và Triển vọng.

Sự kiện là dịp để tăng cường trao đổi về mối quan hệ và hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa ASEAN, các nền kinh tế mới nổi và Liên bang Nga, cũng như tìm hiểu mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam, ASEAN, các nền kinh tế mới nổi với Nga trong bối cảnh toàn cầu hóa, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, diễn đàn cũng nhằm đánh giá thực trạng và tìm giải pháp tháo gỡ các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế, cung cấp luận cứ khoa học, giải pháp chính sách, tài chính, kỹ thuật và xã hội hướng tới mục tiêu thúc đẩy phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và tại Việt Nam, ASEAN, các nền kinh tế mới nổi và Liên bang Nga, cũng như xác định và thảo luận các vấn đề cốt lõi và triển vọng của hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai khu vực trong tương lai.

Năm 2023 đánh dấu mốc kỷ niệm 5 năm Quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga với ASEAN. Trong quá trình chuyển đổi của hệ thống kinh tế toàn cầu hiện nay, Nga đặc biệt quan tâm đến việc tạo ra các động lực bổ sung để tăng cường và đa dạng hóa thương mại cũng như hợp tác kinh tế với ASEAN. Các ưu tiên bao gồm đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng, kinh tế tuần hoàn, các vấn đề môi trường, số hóa kinh tế, phát triển thành phố thông minh và tăng cường hợp tác trong khoa học và giáo dục.

Trong bối cảnh đó, các tham luận tại diễn đàn sẽ tập trung vào một số nội dung như: Hợp tác ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Nga trong lĩnh vực kinh tế số; Thúc đẩy hợp tác của ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Nga trong lĩnh vực du lịch; Thúc đẩy hợp tác phát triển hạ tầng giao thông ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Nga; Hợp tác năng lượng của ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Nga trong bối cảnh mới; Hợp tác của ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Nga trong lĩnh vực tài chính; Cơ hội và rủi ro của hợp tác kinh tế- thương mại Việt Nam-EAEU trong bối cảnh trừng phạt; Hợp tác của ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Nga trong lĩnh vực thành phố thông minh và phát triển bền vững.

Diễn đàn được kỳ vọng sẽ đưa ra các khuyến nghị chính sách cho Lãnh đạo Đảng và nhà nước, các cơ quan hoạch định chính sách các vấn đề nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga; đúc kết kinh nghiệm của các nước ASEAN và các nền kinh tế mới nổi trong hợp tác với Liên bang Nga, vai trò của Việt Nam là cầu nối hợp tác giữa ASEAN, các nền kinh tế mới nổi và Liên bang Nga, nâng cao khả năng phối hợp với các quốc gia ASEAN, các nền kinh tế mới nổi nhằm hoàn thiện cơ chế và nâng cao hiệu quả hợp tác ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới và Việt Nam – Liên bang Nga trong bối cảnh quốc tế mới.

Diễn đàn sẽ diễn ra lúc 14h00 – 17h00 ngày 12/04/2024 tại Phòng hội thảo quốc tế 801, toà E4, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội. Ngoài ra, diễn đàn cũng sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến thông qua nền tảng Zoom.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.