Siết chặt an toàn thi công, dự án nâng cấp đường sắt Bắc - Nam 7.000 tỷ chạy đua về đích

Anh Tú
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu khẩn trương thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn chạy trong quá trình thi công 4 dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – TP. HCM 7.000 tỷ đồng, kịp tiến độ giai đoạn nước rút...
Thi công trong điều kiện vẫn tổ chức chạy tàu cần đảm bảo an toàn.
Thi công trong điều kiện vẫn tổ chức chạy tàu cần đảm bảo an toàn.

Văn bản của Bộ Giao thông vận tải nêu rõ, hiện 4 dự án đường sắt quan trọng, cấp bách sử dụng nguồn vốn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 7.000 tỷ đang trong giai đoạn tập trung triển khai đồng loạt để hoàn thành vào cuối năm 2021.

 
Từ đầu năm đến nay, trên tuyến đường sắt Bắc - Nam đã xảy ra 8 vụ sự cố, 2 vụ tai nạn trật bánh toa xe liên quan đến việc thi công các công trình thuộc dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu trên tuyến đường sắt Bắc - Nam 7.000 tỷ.

Để đảm bảo công tác an toàn thi công dự án, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án đường sắt và Ban Quản lý dự án 85 thực hiện đầy đủ vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ đầu tư trong công tác đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, an toàn công trình, an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ.

Bộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam tăng cường kiểm tra việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong điều kiện thi công trên đường sắt đang khai thác, các vị trí đường ngang, điểm xung yếu trong phạm vi thực hiện các dự án.

Quá trình kiểm tra đặc biệt lưu ý đến các vị trí đường ngang cảnh báo tự động, các địa điểm xung yếu như cầu, các công trình phụ tạm, các địa điểm bố trí, sử dụng thiết bị máy móc thi công công trình.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được giao phối hợp, hỗ trợ Ban Quản lý dự án đường sắt, Ban Quản lý dự án 85, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công trong công tác đảm bảo an toàn chạy tàu, an toàn thi công công trình. Đồng thời, tăng cường kiểm tra các vị trí hiện đang thi công trên đường sắt đang khai thác. Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu đảm bảo thực hiện đầy đủ theo phương án được tổng công ty chấp thuận.

Được biết, 4 dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu trên tuyến đường sắt Bắc - Nam trị giá 7.000 tỷ đồng được Bộ Giao thông vận tải khởi công vào tháng 5/2020 nhằm cải tạo, nâng cấp một số vị trí trên tuyến đường sắt Hà Nội – TP. HCM. Thời hạn hoàn thành dự án là hết năm 2021.

Các công việc của dự án là xây mới, cải tạo trên 100 cầu yếu, cải tạo, nâng cấp 30 nhà ga, mở mới 7 ga, cải tạo, nâng cấp hơn 200km đường sắt, gia cố vỏ hầm kết hợp thay thế kiến trúc tầng trên khoảng 10 hầm yếu trên tuyến đường sắt  Bắc - Nam.

Các dự án hoàn thành sẽ góp phần làm tăng tốc độ chạy tàu, đồng nhất tải trọng khai thác trên toàn tuyến đường sắt Hà Nội - TP. HCM từ 3,6 tấn/m lên 4,2 tấn/m. Tăng năng lực thông qua từ 18 đôi tàu/ngày đêm như hiện nay lên 23-25 đôi tàu/ngày đêm.

Đến nay, dự án đã triển khai 31/35 gói thầu, trong đó có 4/31 gói thầu cơ bản hoàn thành, 8/31 gói thầu đáp ứng tiến độ, còn lại 19/31 gói thầu chậm so với kế hoạch. Sản lượng đạt 57,5%, chậm khoảng 4,4% so với kế hoạch.

Tin mới

Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Hiệu suất tài chính của nhà sản xuất ô tô điện khổng lồ đã bị ảnh hưởng trong bối cảnh doanh số bán xe điện toàn cầu chậm lại. Trước tình hình đó, Tesla Inc. đang tìm cách thu hút lượng lớn các nhà đầu tư bán lẻ để được chấp thuận gói trả lương 56 tỷ USD cho giám đốc điều hành Elon Musk.
#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

Việt Nam chuẩn bị cán mốc 100 triệu dân và đang bước vào giai đoạn ô tô hóa. Mặc dù vậy, Việt Nam đang phải giải quyết hai bài toán hóc búa, bao gồm vấn đề ùn tắc giao thông và giảm phát thải, hướng đến Net Zero vào năm 2050. Thế nhưng hiện nay, chúng ta đang có một loại phương tiện có thể góp phần đẩy nhanh tiến trình giải quyết hai bài toán này. Đó là xe điện mini. Vậy dòng xe này sẽ có những đóng góp cụ thể nào cho giao thông đô thị? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay!
Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Năm 2011, Nissan và Mitsubishi Motors, liên minh gồm ba công ty, trong đó có Renault của Pháp, đã thành lập NMKV, một liên doanh nhằm đồng phát triển các loại xe mini được phân loại là “xe kei” ở Nhật Bản. Hai thương hiệu cho đến nay đã phát hành nhiều mẫu xe kei và đạt được những thành công ngoài mong đợi.