Singapore ra lệnh trừng phạt "gần như chưa từng có" nhằm vào Nga

Trang Linh
Với động thái này, Singapore là quốc gia Đông Nam Á duy nhất áp đặt lệnh trừng phạt với Nga và không có sự chấp thuận ràng buộc từ phía Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc...
Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan phát biểu tại phiên họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại trụ sở Liên hợp quốc vào ngày 25/9/2021 ở New York - Ảnh: Getty Images
Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan phát biểu tại phiên họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại trụ sở Liên hợp quốc vào ngày 25/9/2021 ở New York - Ảnh: Getty Images

Theo tin từ Bloomberg, Chính phủ Singapore sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương nhằm vào Nga để phản ứng với cuộc tấn công của Moscow tại Ukraine.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan cho biết nước này dự kiến sẽ áp lệnh hạn chế xuất khẩu với một số mặt hàng có thể được Nga dùng làm vũ khí “để gây tổn hại hoặc khuất phục người Ukraine”. Ngoài ra, Singapore cũng sẽ chặn một số ngân hàng Nga và các giao dịch tài chính được kết nối tới Nga.

“Singapore dự định sẽ hành động cùng nhiều quốc gia có chung chí hướng khác để áp đặt các biện pháp trừng phạt và hạn chế thích hợp đối với Nga”, ông Balakrishnan nói trước quốc hội ngày 28/2, đồng thời nhấn mạnh rằng cuộc tấn công của Nga nhằm vào Ukraine là “không thể chấp nhận được” và vi phạm nghiêm trọng quy tắc quốc tế.

“Thật quá dễ dàng để một quốc gia nhỏ bị cuốn vào trò chơi chính trị của các cường quốc lớn. Các nước đó phải tránh trở thành quân tốt, tránh bị bên này lợi dụng để chống lại bên kia”, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore nói.

Ông cho biết thêm rằng các biện pháp trừng phạt đang được nghiên cứu và sẽ sớm được công bố.

Với động thái này, Singapore là quốc gia Đông Nam Á duy nhất áp đặt lệnh trừng phạt với Nga và không có sự chấp thuận ràng buộc từ phía Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Theo các nhà phân tích, đây là hành động hiếm thấy của một quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), vốn kiềm chế việc lên án cuộc tấn công của Nga vào Ukraine cuối tuần trước.

Hôm thứ Bảy tuần trước, ASEAN đã ra tuyên bố kêu gọi tiến hành đối thoại giữa các bên liên quan trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Tuyên bố của các ngoại trưởng ASEAN nêu rõ: "Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện kiềm chế tối đa và nỗ lực hết sức để theo đuổi đối thoại thông qua tất cả các kênh, bao gồm cả các biện pháp ngoại giao, nhằm kiềm chế tình hình. Chúng tôi tin rằng vẫn còn nhiều khả năng cho một cuộc đối thoại hòa bình để ngăn tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát".

Theo ông Bilahari Kausikan, Cựu thư ký thường trực về các vấn đề đối ngoại của Singapore, đây là “động thái gần như chưa có tiền lệ” của quốc gia Đông Nam Á.

Trong khi đó, nhiều quốc gia phương Tây đều đã đồng loạt áp đặt lệnh trừng phạt bổ sung nhằm vào Nga sau khi những biện pháp ban đầu không thuyết phục được Tổng thống Vladimir Putin rút quân khỏi Ukraine.

Theo các biện pháp trừng phạt bổ sung, một số ngân hàng của Nga sẽ bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT – mạng lưới được dùng để thực hiện các giao dịch trị giá hàng nghìn tỷ USD trên toàn cầu. Các lệnh trừng phạt cũng nhằm vào dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Nga (CBR).

Ông Balakrishnan cho biết Singapore phải cũng phải xác định các biện pháp trừng phạt có thể ảnh hưởng ít nhiều tới doanh nghiệp nước này. Hãng hàng không Singapore Airlines hiện đã dừng khai thác các chuyến bay giữa Singapore và Moscow vì lý do vận hành. Trong khi đó, nhiều công ty khác của Singapore như Olam International Ltd – doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa của Nga - cho biết các mặt hàng thực phẩm sẽ không nằm trong diện bị áp lệnh trừng phạt.

Tin mới

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.
BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

Nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD sẽ giới thiệu chiếc sedan đầu tiên nằm trong phân khúc cao cấp của mình tại triển lãm ô tô Bắc Kinh, nhằm thách thức những hãng như Mercedes-Benz của Đức, hãng mà ba năm trước đã rút khỏi sự phát triển của thương hiệu Denza, với lý do doanh số bán hàng chậm.
#AutoHashtag: Vì sao Ford nhiều năm “bất bại” trong phân khúc xe bán tải ở Việt Nam?

#AutoHashtag: Vì sao Ford nhiều năm “bất bại” trong phân khúc xe bán tải ở Việt Nam?

Khởi nguyên là dòng xe nhắm đến đối tượng khách hàng nông dân ở các vùng ngoại ô, ngày nay, những chiếc xe bán tải mang thương hiệu Mỹ, Ford, đang được đông đảo người dùng tại đô thị săn tìm. Vì sao dòng xe này phát triển mạnh tại Việt Nam và vì sao Ford lại thành công đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.