Tăng cường các biện pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Minh Hà
Trẻ em Việt Nam sử dụng Internet sớm trong khi chưa được giáo dục, trang bị các nhận thức cơ bản về các mối nguy hại từ môi trường mạng; từ đó, trẻ em có thể trở thành mục tiêu, nạn nhân của các loại tội phạm…
Các đại biểu tham dự hội nghị chuyên đề Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng ngày 22/4.
Các đại biểu tham dự hội nghị chuyên đề Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng ngày 22/4.

Ngày 22/4/2024, tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ chức hội nghị chuyên đề Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì hội nghị. 

Theo báo cáo của Bộ Công an, Việt Nam đã phủ sóng Internet trên 99,7% số thôn trên toàn quốc, riêng vùng phủ 3G-4G đã lên tới 95% dân số, đưa Việt Nam tiệm cận mức phổ cập Internet cao nhất, tương đương với những quốc gia phát triển. Tính đến tháng 3/2023, Việt Nam có khoảng 24,7 triệu trẻ em, trong đó có khoảng 2/3 trẻ em đang tiếp cận, sử dụng các thiết bị kết nối Internet.

Một khảo sát của Google thực hiện năm 2022 cho thấy, độ tuổi trung bình trẻ em Việt Nam sử dụng điện thoại di động là 9 tuổi, trong khi độ tuổi trung bình của trẻ em trên thế giới sử dụng điện thoại di động và bắt đầu được tiếp cận về các kỹ năng an toàn mạng là 13 tuổi. Đáng chú ý, sau quá trình thích ứng với các hoạt động học tập, giải trí, kết nối trực tuyến trong đại dịch Covid-19, độ tuổi trẻ em sử dụng Internet tại Việt Nam có xu hướng giảm xuống trung bình từ 6-7 tuổi.

Báo cáo cũng nêu rõ nguy cơ: Trẻ em Việt Nam sử dụng Internet sớm, trong khi chưa được giáo dục, trang bị các nhận thức cơ bản về các mối nguy hại từ môi trường mạng là một nguyên nhân cơ bản đưa trẻ em trở thành mục tiêu, nạn nhân của các loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật trên môi trường mạng.

Internet đã mở ra cơ hội trong việc tiếp cận thông tin, tri thức, học tập sáng tạo, phát triển bản thân, kết nối xã hội, tuy nhiên, các đối tượng xấu, các loại hình tội phạm cũng đang lợi dụng môi trường mạng để hoạt động, do đó có nhiều nguy cơ đối với sự phát triển lành mạnh của trẻ em Việt Nam, bao gồm những hành vi xâm hại và các yếu tố nguy hiểm khác có thể tác động tiêu cực, gây tổn hại đến tâm lý, nhân phẩm, thậm chí là sức khỏe, tính mạng.

Bên cạnh công tác đấu tranh tội phạm, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, lực lượng công an cũng đã triển khai tốt công tác tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn các loại thông tin độc hại đối với trẻ em. Cơ quan công an cũng đã ngăn chặn 30.000 trang mạng có nội dung vi phạm pháp luật, dâm ô đồi trụy, cờ bạc trực tuyến, lừa đảo, bạo lực, độc hại đối với trẻ em, thông tin trẻ em bị xâm hại tình dục, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; vô hiệu hóa hàng chục nghìn liên kết có nội dung độc hại, vi phạm pháp luật…

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đánh giá về tình hình, kết quả công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, từ đó đề ra các giải pháp, biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng trong thời gian tới.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thứ trưởng Lương Tam Quang nhấn mạnh Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt coi trọng và quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, lực lượng công an đã phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương, đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Kết quả các mặt công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đã góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, giảm thiểu, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi các nguy cơ, thách thức đối với sự phát triển an toàn, lành mạnh của trẻ em – người chủ tương lai của nước nhà.

Thứ trưởng Bộ Công an cũng đề nghị, các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, hiệp hội và doanh nghiệp cùng thống nhất nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, là bộ phận của công tác đảm bảo an ninh con người, góp phần quan trọng xây dựng, hình thành thế hệ công dân số tương lai đủ năng lực xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước trong kỷ nguyên số.

“Coi công tác này, trách nhiệm này như là trách nhiệm của người làm cha, làm mẹ với con em của chính mình. Từ đó có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, đề cao trách nhiệm, sự tập trung và hợp tác đa chiều thường xuyên, chặt chẽ trong cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, trước hết là phối hợp thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả pháp luật về an ninh mạng, an toàn thông tin, Quyết định số 830 của Thủ tướng Chính phủ. Sớm khắc phục những hạn chế đã được chỉ ra tại Hội nghị, tập trung thúc đẩy 02 mục tiêu là: Xây dựng, duy trì môi trường mạng an toàn, lành mạnh; Giáo dục, hình thành thế hệ công dân số tương lai, có đạo đức, trách nhiệm, tuân thủ pháp luật, có năng lực tham gia và được thúc đẩy phát triển trên môi trường mạng”, Thứ trưởng Lương Tam Quang khẳng định.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.