Tăng ưu đãi, thu hút hàng container về cảng Chân Mây

Thiên Ân
Sau một năm triển khai dịch vụ hàng container, cảng Chân Mây đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đồng thời áp dụng cơ chế chính sách tăng ưu đãi nhằm thu hút hàng container.
Cảng Chân Mây trở thành một khâu quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics của khu vực Miền Trung và Hành lang Kinh tế Đông Tây.
Cảng Chân Mây trở thành một khâu quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics của khu vực Miền Trung và Hành lang Kinh tế Đông Tây.

Tuyến vận chuyển hàng container nội địa cảng Chân Mây (Thừa Thiên – Huế) chính thức khai trương và đưa vào hoạt động từ đầu tháng 12/2022. Đây là tuyến thí điểm chuyên vận chuyển hàng cho các doanh nghiệp sản xuất men frit và cristobalite, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian vận chuyển và giảm chi phí vận tải.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021, cảng biển Thừa Thiên - Huế được xác định là cảng biển loại I.

Trong đó, khu bến Chân Mây gồm các bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí, kết hợp tiếp nhận tàu khách quốc tế, phục vụ trực tiếp Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và khu vực lân cận, kết hợp tiếp chuyển hàng cho Lào, vùng đông bắc Thái Lan.

Khu cảng Chân Mây tiếp nhận tàu hàng trọng tải đến 70.000 tấn, tàu container sức chở đến 4.000 TEUs hoặc lớn hơn, tàu khách quốc tế đến 225.000 GT, tàu hàng lỏng/khí trọng tải đến 150.000 tấn hoặc lớn hơn. Khu cảng Chân Mây đã được Bộ Giao thông vận tải bổ sung công năng khai thác tàu container.

Về quy mô, khu bến Chân Mây đã được đầu tư xây dựng ba cầu cảng với tổng chiều dài 910 m, khả năng thông quan hàng hóa từ 5 - 6 triệu tấn/năm. Hiện tại cảng đang khai thác hai bến với tổng chiều dài 760 m với bến số 1 là 480 m và bến số 2 là 280 m, bảo đảm độ sâu an toàn từ 9,4 m - 12,5 m dưới mặt nước.

Đại diện Công ty cổ phần Cảng Chân Mây cho biết, hiện cảng Chân Mây đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, trang thiết bị chuyên dụng đồng thời triển khai áp dụng nhiều cơ chế, chính sách tăng ưu đãi, thu hút hàng container vào cảng. Với năng lục xếp dỡ hàng hiện nay, mỗi cần cẩu chuyên dụng có thể xếp được 14 - 15 cẩu/giờ, tăng 40 – 50% so với trước đây và giúp rút ngắn thời gian xếp dỡ hàng.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết: Xu thế phát triển vận tải hàng hóa nội địa và quốc tế hiện nay đang chuyển hướng từ vận chuyển các mặt hàng rời sang vận chuyển hàng đóng container, do đây là phương thức có nhiều ưu điểm như giảm chi phí, hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật, năng suất lao động tăng.... Vì vậy, việc phát triển cảng Chân Mây, đặc biệt là thu hút các hãng tàu container làm hàng tại cảng là điều kiện tiên quyết để phát triển công nghiệp của tỉnh Thừa Thiên - Huế và khu vực miền Trung.

Ngày 07/9/2022, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế đã ban hành Nghị quyết số 18/2022/NQ-HĐND về thí điểm một số chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container và các đối tượng có hàng hóa vận chuyển bằng container đi, đến cảng Chân Mây, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Nghị quyết này nhằm khuyến khích, thu hút các hãng tàu container và các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập hàng hóa đến làm hàng tại cảng Chân Mây. Theo đó, tỉnh Thừa Thiên - Huế dự kiến dành khoản ngân sách  18 tỷ đồng/năm để hỗ trợ các hãng tàu biển. Cụ thể, các hãng vận chuyển container tại cảng với tần suất tối thiểu 2 chuyến/tháng được hỗ trợ 210 triệu đồng/chuyến; các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu hàng hóa container đi và đến cảng được hỗ trợ từ 800.000 - 1.100.000 đồng/container.

Dự báo năm 2030, lượng hàng hóa qua cảng Chân Mây khoảng 20 - 25 triệu tấn/năm.
Dự báo năm 2030, lượng hàng hóa qua cảng Chân Mây khoảng 20 - 25 triệu tấn/năm.

Không chỉ triển khai làm hàng container nội địa, cảng Chân Mây hướng đến thu hút hàng container quốc tế, cũng như định hướng trở thành thành một khâu quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics của khu vực Miền Trung và Hành lang Kinh tế Đông Tây (EWEC), giữ vai trò quan trọng như một cửa ngõ chính ra Biển Đông. Cụ thể, ngày 09/9/2022, chuyến tàu container tuyến quốc tế đầu tiên của hãng tàu Voyager Logistics SDN BHD quốc tịch Malaysia đã cập cảng Chân Mây, đánh dấu mốc quan trọng trong việc triển khai hoạt động khai thác tàu container tại cảng Chân Mây.

Cuối tháng 9/2023 vừa qua, tuyến luồng hàng hải cảng Chân Mây, sau khi điều chỉnh hướng tuyến và hệ thống báo hiệu hàng hải trong quá trình xây dựng đê chắn sóng, đã chính thức được đưa vào khai thác, nhằm đồng bộ kết cấu hạ tầng cảng biển trong khu vực.

Luồng hàng hải (luồng tàu) Chân Mây có chiều dài 3,1 km, chiều rộng đáy 150 m, đường kính vũng quay trở tàu 400 m, chiều sâu thiết kế của luồng và vũng quay âm (-12,2)m.

Trong nỗ lực đầu tư cơ sở hạ tầng để nâng cao năng lực bốc xếp, làm hàng, mở rộng dịch vụ container nội địa và quốc tế, cảng Chân Mây hiện đã cơ bản hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng gồm kho ngoại quan diện tích 2.500 m2, bãi tập kết hàng container. Dự kiến quý 4/2024, giai đoạn 2 đê chắn sóng (tổng mức đầu tư 757 tỷ đồng từ nguồn vốn trung ương) sẽ hoàn thành, nâng tổng chiều dài đê chắn sóng của cảng lên 750 m, tăng năng lực khai thác hàng hóa. 

Theo kế hoạch, năm 2024 khu cang Chân Mây sẽ bổ sung công năng tiếp nhận, khai thác tàu container cho bến số 1, mở rộng kho bãi, đầu tư thêm thiết bị chuyên dụng phục vụ làm hàng container. Ngoài ra, cảng cũng sẽ mời gọi thêm hãng tàu mở tuyến hàng container quốc tế qua cảng Chân Mây.

Hiện nay, lượng hàng hoá qua cảng Chân Mây ngày càng tăng cao, năm 2022 lượng hàng thông qua đạt khoảng 4 - 4,5 triệu tấn. Dự báo năm 2030, lượng hàng hóa qua cảng Chân Mây khoảng 20 - 25 triệu tấn/năm.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.