Thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2024 - 2029

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 300/QĐ-TTg ngày 11/4/2024 thành lập Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2024 - 2029 có cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc làm việc theo quy định tại Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg ngày 31/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.

Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm các thành viên giữ chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng như sau:

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Giáo sư, Tiến sĩ, Viện sĩ Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2024 - 2029, phụ trách nhóm ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ.

Giáo sư, Tiến sĩ Lê Quang Cường, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, giảng viên cao cấp Trường Đại học Y Hà Nội giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2024 - 2029, phụ trách nhóm ngành khoa học sức khoẻ.

Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội khoá 15, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2024 - 2029, phụ trách nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn, nghệ thuật, thể dục thể thao.

Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chủ tịch Hội đồng quyết định bổ nhiệm các Ủy viên Hội đồng và xem xét điều chỉnh, bổ sung thường xuyên hàng năm theo quy định.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11/4/2024; bãi bỏ các quy định trước đây trái với quy định tại Quyết định này.

Hội đồng Giáo sư nhà nước cũng vừa thông báo lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024.

Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học, các Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ căn cứ quy định để tiến hành thành lập Hội đồng Giáo sư cơ sở.

Sau khi được thành lập, Hội đồng Giáo sư nhà nước đề nghị các Hội đồng cơ sở gửi hồ sơ thành lập Hội đồng gồm: Quyết định thành lập Hội đồng; Kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký Hội đồng; Lý lịch khoa học của các thành viên Hội đồng; Danh sách ứng viên đăng ký và Lịch xét của Hội đồng về Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước trước ngày 20/5.

Lịch xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2024 cụ thể như sau:

Ngày 2/5 là hạn cuối cùng cho ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2024 tại cơ sở giáo dục đại học.

Ngày 20/5 là hạn cuối cùng các Hội đồng Giáo sư cơ sở gửi Hồ sơ thành lập Hội đồng Giáo sư cơ sở, gồm: Quyết định thành lập Hội đồng; kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thư ký Hội đồng; lý lịch khoa học của các thành viên Hội đồng; danh sách ứng viên đăng ký và lịch xét của Hội đồng về Văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước.

Hạn cuối cùng để ứng viên nộp hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 0224 tại Hội đồng cơ sở là ngày 1/7. Đây cũng là hạn cuối để ứng viên gửi bản đăng ký xét đạt tiêu chuẩn chức danh lên trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư nhà nước.

Từ ngày 1/7 đến ngày 22/7, các Hội đồng Giáo sư cơ sở xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2024.

Hội đồng Giáo sư nhà nước sẽ họp xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS từ ngày 21/10 đến 31/10.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.