Thí điểm chi trả lương hưu qua tài khoản tại 5 địa phương từ tháng 5/2024

Phúc Minh
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, dự kiến trong tháng 5/2024 tới, sẽ cùng với Bộ Công an triển khai thí điểm chi trả các chế độ bảo hiểm tại 5 tỉnh, thành phố gồm: Nam Định, Điện Biên, Đà Nẵng, TP. HCM và Sóc Trăng, trước khi nhân rộng trên phạm vi toàn quốc…
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thông tin được Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết về kết quả triển khai Đề án 06 trong tháng 4.

Trong đó, liên quan đến việc chi trả các chế độ bảo hiểm không dùng tiền mặt, tính đến nay, có khoảng 64% số người hưởng nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản các nhân tại khu vực đô thị, tăng khoảng 3% so với năm 2022.

Ngày 22/3/2024, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Công an đã thống nhất ban hành quy trình phối hợp triển khai thực hiện phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trên nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Thông qua đó, nhằm vận động, tuyên truyền người dân nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, kết hợp xác minh, làm sạch dữ liệu người hưởng.

Dự kiến trong tháng 5 tới, sẽ triển khai thí điểm tại 5 tỉnh, thành phố là TP. HCM, Nam Định, Điện Biên, Đà Nẵng, Sóc Trăng, trước khi nhân rộng trên phạm vi toàn quốc.

Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản ATM là chính sách của Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện nay đơn vị này đang phối hợp với Bưu điện Việt Nam đang triển khai thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng theo 2 hình thức là qua tài khoản ngân hàng (ATM) và nhận tiền mặt tại các điểm chi trả.

Tuy nhiên, để đảm bảo người hưởng lương hưu và các chế độ bảo hiểm xã hội nhanh nhất và an toàn nhất, cơ quan Bảo hiểm xã hội khuyến khích người thụ hưởng đăng ký nhận chế độ qua tài khoản thẻ ATM.

Việc nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản có nhiều lợi ích, khi người hưởng có thể nhận các chế độ này mọi lúc, mọi nơi qua ATM trên toàn quốc; hạn chế rủi ro mất mát, thất lạc tiền mặt.

Đồng thời, tiền sẽ được chuyển vào tài khoản của người hưởng ngay; không phụ thuộc nhiều vào lịch chi trả. Bên cạnh đó, hiện nhiều đơn vị cũng có chính sách miễn phí mở thẻ và phí giao dịch rút tiền mặt tại ATM, giúp tiết kiệm chi phí cho người hưởng.

Việc nhận chế độ bảo hiểm xã hội qua tài khoản còn giúp người nhận dễ dàng quản lý, tra cứu lịch sử giao dịch, số dư tài khoản qua SMS banking hoặc internet banking.

Ngoài ra, cùng việc có tài khoản, người hưởng có thể thực hiện các giao dịch khác như thanh toán hóa đơn, chuyển khoản, nạp tiền điện thoại…với thao tác đơn giản, thuận tiện.

Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đã phối hợp thành công việc cung cấp thông tin sổ bảo hiểm xã hội lên ứng dụng VneID - ứng dụng định danh điện tử.

Hiện nay, đơn vị này đang tiếp tục duy trì việc liên thông dữ liệu khi có đề nghị của người lao động, về việc tích hợp thông tin quá trình tham gia bảo hiểm xã hội lên ứng dụng VNeID.

Tính đến nay, đã có hơn 16,7 triệu lượt truy vấn thông tin sổ bảo hiểm xã hội thành công, để tích hợp lên ứng dụng VneID, hơn 8,5 triệu lượt sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã hội số.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.