Thủ đoạn cho vay lãi nặng hơn 3.900 tỷ đồng bằng cách “chia nhỏ” lãi suất

Như Nguyệt
Các đối tượng lập các hợp đồng cho vay cầm cố, hợp đồng tư vấn, hợp đồng cầm cố tài sản (với nội dung thuê lại tài sản cầm cố) không có thật nhằm chia nhỏ lãi suất thành lãi suất cơ bản nhỏ hơn 20%/năm... để "đánh tráo khái niệm".
Lực lượng Công khám xét, thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng có liên quan. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Công an TPHCM.
Lực lượng Công khám xét, thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng có liên quan. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Công an TPHCM.

Qua công tác nghiệp vụ và tin báo tố giác tội phạm, Công an Quận 4 phát hiện vụ việc “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” hoạt động có tổ chức, quy mô rất lớn “núp bóng” dịch vụ cầm đồ, tư vấn tài chính.

Ban Giám đốc Công an Thành phố đã chỉ đạo Công an Quận 4 xác lập Chuyên án để tập trung lực lượng, biện pháp xác minh, điều tra, xác định toàn bộ đối tượng, thủ đoạn hoạt động.

Kiên trì đeo bám, đồng thời triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 4 xác định hoạt động“Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” xảy ra tại Công ty TM 24H và Công ty ATM Online thông qua trang web cho vay tiêu dùng trực tuyến trái pháp luật.

Cả 2 công ty trên đều hoạt động dưới sự điều hành của Đỗ Minh Hải (sinh năm 1985; ở quận Bình Thạnh); cùng hoạt động tại địa chỉ 261 - 263 Phan Xích Long, Phường 2, quận Phú Nhuận.

Để quản lý và điều hành, Đỗ Minh Hải thuê Trần Đình Triển (sinh năm 1974) làm Giám đốc, đại diện pháp luật Công ty TM 24H; Verevkin Vladimir (quốc tịch Nga; sinh năm:1990; ở phường Thảo Điền, thành phố Thủ Đức) - Giám đốc vùng tại Việt Nam; Nguyễn Thị Thuý Diễm (sinh năm 1982; ở thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) - Giám đốc khối vận hành; Đỗ Thị Minh Hiếu (sinh năm 1993; ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) - Trưởng nhóm tư vấn, thẩm định vay.

Hoạt động "cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” do Đỗ Minh Hải cầm đầu và đồng bọn thực hiện có quy mô lớn, hoạt động có tổ chức chặt chẽ, phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng giám đốc, trưởng phòng, trưởng bộ phận, trưởng nhóm và nhân viên theo từng công đoạn từ tuyển dụng, đào tạo nhân sự, thu chi tài chính, makerting, chăm sóc khách hàng, nhắc nợ trước hạn, thu nợ quá hạn.

Để thực hiện và che giấu tội phạm, các đối tượng hoạt động “núp bóng” doanh nghiệp tư vấn tài chính, dịch vụ cầm đồ; sử dụng công nghệ cao để thực hiện hoạt động cho vay trực tuyến, lưu trữ hồ sơ khách hàng trên mạng internet; không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh.

Các đối tượng lập các hợp đồng cho vay cầm cố, hợp đồng tư vấn, hợp đồng cầm cố tài sản (với nội dung thuê lại tài sản cầm cố) không có thật nhằm chia nhỏ lãi suất thành lãi suất cơ bản nhỏ hơn 20%/năm, phí dịch vụ tư vấn, phí dịch vụ, phí nền tảng, phí cầm cố tài sản hơn 80%/năm.

Mục đích nhằm "đánh tráo khái niệm", trốn tránh sự phát hiện, xử lý của cơ quan pháp luật trong thời gian dài với tổng số tiền giải ngân hơn 3.900 tỷ đồng, tổng số tiền thu về hơn 4.600 tỷ đồng trên tổng gần 793.000 lượt vay.

Đây là nhóm tội phạm có tổ chức do người nước ngoài cấu kết với các đối tượng người Việt Nam, hoạt động xuyên quốc gia thu lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn.

Ngày 26/03/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 4 đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Đỗ Minh Hải, Trần Đình Triển, Verevkin Vladimir, Nguyễn Thị Thuý Diễm và Đỗ Thị Minh Hiếu về tội "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 4 đang củng cố chứng cứ, mở rộng điều tra, xác định, làm rõ vai trò của tất cả đối tượng có liên quan, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.