TP.HCM: Bán lẻ thiết bị gia đình, gỗ và vật liệu xây dựng tăng mạnh nhất

Mộc Minh
Trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn TP.HCM đạt 177.087 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ...
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn 4 tháng đầu năm 2024 tại TP.HCM tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh minh họa.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn 4 tháng đầu năm 2024 tại TP.HCM tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh minh họa.

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin của ngành công thương TP.HCM quý 2/2024, do Sở Công thương TP.HCM tổ chức ngày 03/5/2024, đại diện Sở này cho biết tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn 4 tháng đầu năm 2024 tại TP.HCM đạt 366.947 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ.

Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 10,5% so với cùng kỳ, đạt 177.087 tỷ đồng. Những nhóm hàng có mức tăng trưởng khá so cùng kỳ như lương thực, thực phẩm tăng 8,6%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 20,5%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 29,9%; hàng may mặc tăng 3,4%…

Doanh thu bán lẻ hàng hóa tại TP.HCM trong 4 tháng đầu năm 2024 tăng 10,5% so với cùng kỳ, đạt 177.087 tỷ đồng - Ảnh: PA.
Doanh thu bán lẻ hàng hóa tại TP.HCM trong 4 tháng đầu năm 2024 tăng 10,5% so với cùng kỳ, đạt 177.087 tỷ đồng - Ảnh: PA.

Thông tin tại cuộc họp, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, cho biết nhằm tiếp tục kích cầu tiêu dùng và duy trì đà tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, Sở sẽ triển khai đa dạng chương trình xúc tiến thương mại, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong quý 2/2024 và năm 2024.

Theo đó, Sở Công Thương TP.HCM sẽ tập trung thực hiện chương trình kết nối cung cầu giữa Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành; Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ năm 2024 (Gift Show 2024); Đề án Sàn giao dịch hàng hóa (thí điểm đối với mặt hàng thịt lợn); Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2024 – 2025; Tổ chức Diễn đàn, Hội chợ Hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu.

Còn theo ông Nguyễn Khắc Hoàng, Cục trưởng Cục Thống kê TP.HCM, tháng 4/2024, kinh tế thành phố vẫn duy trì mức phục hồi so với quý 1/2024, nhưng chưa có cú hích đủ mạnh để tạo ra bước đột phá tăng trưởng cho cả quý 2/2024.

Ông Hoàng phân tích, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 4 tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 5,4% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, kể từ sau dịch đến nay thì chỉ tăng hơn 2% mỗi năm, trong khi cả nước bình quân tăng tới 6%.

Đối với tình hình hoạt động của doanh nghiệp, ông Hoàng cho biết mặc dù doanh nghiệp đã có đơn hàng trở lại, nhưng chi phí đầu vào tăng cao khiến biên lợi nhuận co lại, chưa tạo ra động lực cho doanh nghiệp sản xuất.

“Doanh nghiệp vẫn chấp nhận co lại thu nhập để duy trì việc làm. Trong bối cảnh nguồn cầu nước ngoài chưa tăng mạnh thì kích cầu trong nước là nhân tố sống còn trong cộng đồng doanh nghiệp”, ông Hoàng nhấn mạnh.

Trên cả nước, theo số liệu của tổng cục thống kê, tính chung 4 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 2.062,3 ngàn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.594,5 ngàn tỷ đồng, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Một số nhóm hàng có mức tăng trưởng hai con số như nhóm lương thực, thực phẩm tăng 11%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 14,9%; may mặc tăng 10,3%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 17,8% so với cùng kỳ.

Những địa phương có doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng cao như Quảng Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng, TP.HCM, Hà Nội…

Khoảng thời gian này, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 237,3 ngàn tỉ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, doanh thu của một số địa phương có mức tăng cao như Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phòng, TP.HCM…

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.