TP.HCM hợp tác 5 lĩnh vực trọng tâm với các tỉnh Tây Nguyên

Mộc Minh
Trong năm 2024, UBND TP.HCM chủ trì 12 sự kiện, trong đó, 10 sự kiện được tổ chức tại TP.HCM và 02 sự kiện được tổ chức tại tỉnh Đắk Nông, nhằm mở ra cơ hội mới thu hút đầu tư từ TP.HCM cho từng địa phương trong vùng…
Vùng Tây Nguyên và TP.HCM có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.
Vùng Tây Nguyên và TP.HCM có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.

Ngày 4/4/2024, tại TP.HCM diễn ra hội nghị sơ kết thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM với các tỉnh vùng Tây Nguyên ((Lâm Đông, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk; Đắk Nông) năm 2023 và triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024.

Theo đó, để tăng cường hợp tác kinh tế - xã hội giữa TP.HCM với các tỉnh vùng Tây Nguyên, ngày 29/12/2022, UBND TP. HCM và UBND 05 tỉnh vùng Tây Nguyên đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa trong 05 lĩnh vực trọng tâm gồm: du lịch, thương mại, nông nghiệp, khoa học công nghệ, y tế giáo dục.

Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết sự hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM với các tỉnh vùng Tây Nguyên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo đột phá cho nền kinh tế của từng địa phương, mở ra cơ hội mới để thu hút những dự án từ các nhà đầu tư TP.HCM cho từng địa phương trong vùng.

Qua 06 tháng chính thức hợp tác, TP.HCM đã thực hiện 12 sự kiện triển lãm, lễ hội, chương trình kết nối cung cầu, hội chợ; hội nghị, hội thảo, tọa đàm cấp vùng, cấp quốc gia. Bên cạnh đó, TP.HCM cũng đã chủ trì, phối hợp với các tỉnh vùng Tây Nguyên tổ chức 06 sự kiện tại các tỉnh vùng Tây Nguyên.

Theo thỏa thuận hợp tác, TPHCM và các tỉnh vùng Tây Nguyên đã thống nhất triển khai 29 nội dung, hoạt động hợp tác song phương trong năm 2023 và giai đoạn 2024 - 2025. Trong đó, có 04/29 nội dung, hoạt động hợp tác song phương được tổ chức triển khai thực hiện trong năm 2023.

Thời gian triển khai hợp tác được ký kết trong tháng 9/2023 nên chủ yếu được thực hiện trong quý 4/2023. Do thời gian ngắn nên nhiều nội dung hợp tác chưa được triển khai thực hiện, ảnh hưởng đến kết quả tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong kế hoạch…

Mặt khác, chương trình hợp tác vẫn còn một số hạn chế nhất định bởi phần lớn cơ chế hợp tác giữa 02 địa phương chủ yếu là sự hỗ trợ một chiều của TP.HCM dành cho các tỉnh trong vùng, các kết quả hợp tác kinh tế - xã hội chưa thực sự xứng tầm với tiềm năng, thế mạnh của hai địa phương, nhất là các dự án thuộc lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực đầu tư xã hội hóa.

Do đó, ông Võ Văn Hoan cho rằng việc hợp tác trong năm 2024 và thời gian tới cần tập trung khai thác thế mạnh tiềm năng sẵn có, trong đó, tập trung triển khai 32 nội dung về lĩnh vực công thương trong hợp tác tác song phương giữa TP.HCM và các tỉnh vùng Tây Nguyên.

“Trong năm 2024, đôi bên cần tập trung thực hiện các hoạt động cấp vùng do từng địa phương tổ chức. Yêu cầu các sở, ngành TP.HCM cần liên kết với các tỉnh để cụ thể hoá bằng kế hoạch hỗ trợ cho từng tỉnh, trình UBND thành phố xem xét ngay trong tháng 6 tới. Trong đó, chú ý đến việc gắn với các vấn đề kinh tế, kết nối du lịch, kết hợp giải quyết các vấn đề xã hội…”, ông Hoan nhấn mạnh.

Với những nội dung liên quan đến ngành y tế, giáo dục đã có ký kết, ông Hoan cũng đề nghị các cơ quan xây dựng, khảo sát, trực tiếp đi xuống các đơn vị y tế tại 05 tỉnh để nắm bắt nhu cầu, xem xét, cân đối lại khả năng để có kế hoạch chi tiết thực hiện, huy động nguồn lực để thực hiện.

Là địa phương tham gia kết nối, ông Lê Văn Chiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, cho biết dự kiến đến năm 2030 sẽ có cao tốc phía Tây nối từ Đắk Nông với Đắk Lắk, Gia Lai, nối vào cao tốc Bắc - Nam, hứa hẹn tạo động lực phát triển, liên kết vùng, phát triển mối quan hệ với TP.HCM. Đồng thời trong năm 2024, Đắk Nông cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với TP.HCM tổ chức kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại đầu tư, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, hợp tác hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa hai địa phương, hỗ trợ chuyển đổi số.

Trao biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2024-2025 - Ảnh: PA.
Trao biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2024-2025 - Ảnh: PA.

Cũng tại hội nghị, đã diễn ra hoạt động trao biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2024-2025; trao biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Sở Y tế TP.HCM với Sở Y tế các tỉnh vùng Tây Nguyên; trao biên bản ghi nhớ hợp tác giữa 05 bệnh viện của TP.HCM và các tỉnh vùng Tây Nguyên.

 

10 sự kiện triển lãm, lễ hội, chương trình kết nối cung cầu, hội chợ; hội nghị, hội thảo, tọa đàm cấp vùng/cấp quốc gia sẽ được tổ chức tại TP.HCM, gồm:

Hội nghị xúc tiến đầu tư.

Lễ hội Tinh hoa làng nghề và đặc sản vùng miền năm 2024.

Chương trình Hội nghị tập huấn, đào tạo liên kết vùng giữa TP.HCM và các tỉnh, thành.

Tuần lễ triển lãm sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng của các tỉnh, thành phố thuộc vùng Tây Nguyên.

Hội chợ Triển lãm giống và nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM năm 2024.

Tuần lễ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng vùng - miền và công nghệ sản xuất - bảo quản - chế biến nông sản năm 2024.

Hội nghị kết nối cung cầu giữa TP.HCM với các tỉnh, thành.

Hội chợ du lịch quốc tế TP.HCM (ITE).

Ngày hội Du lịch TP.HCM.

Kết nối các sự kiện về Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp giữa TP.HCM và các tỉnh vùng Tây Nguyên (phối hợp trong Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP.HCM năm 2024).

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.