TP.HCM phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt 95% trong năm 2024

Thanh Thủy
TP.HCM vừa ban hành chương trình hành động thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 với mục tiêu đạt từ 95% trở lên. Đồng thời, thành phố sẽ khen thưởng các cá nhân, đơn vị làm tốt và xử lý nghiêm trường hợp làm chậm tiến độ giải ngân…
TP.HCM phấn đấu đạt kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công đạt 95% trong năm 2024 - Ảnh minh họa
TP.HCM phấn đấu đạt kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công đạt 95% trong năm 2024 - Ảnh minh họa

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký quyết định ban hành chương trình hành động thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Theo đó, thành phố xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2024, cùng với đó tập trung các dự án trọng điểm, dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương và phấn đấu hoàn tất toàn bộ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án trong năm 2024.

Đồng thời, TP.HCM sẽ thực hiện quyết liệt giải pháp để tháo gỡ kịp thời các rào cản đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt mục tiêu giải ngân năm 2024 từ 95% trở lên.

UBND TP.HCM đã cụ thể hóa nhiệm vụ của các sở ban ngành, các đơn vị, UBND các quận huyện và thành phố Thủ Đức, Kho bạc Nhà nước thành phố...

Trong đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM phối hợp với các đơn vị đề xuất linh hoạt trong bố trí, điều chỉnh kế hoạch vốn; kiên quyết, sớm điều chỉnh giảm vốn dự án chậm tiến độ, bổ sung vốn kịp thời cho các dự án triển khai tốt; tập trung bố trí vốn cho các dự án lớn, trọng tâm trọng điểm có tác động lan tỏa, tuyệt đối không dàn trải để nâng cao hiệu quả đầu tư.

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố có trách nhiệm tham mưu xử lý cơ quan, đơn vị không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định.

Cụ thể, 2 kỳ liền không có báo cáo hoặc 3 kỳ không báo cáo bị khiển trách; 3 kỳ liền không có báo cáo hoặc 4 kỳ không báo cáo bị cảnh cáo. Trong trường hợp vi phạm quy định về chế độ báo cáo, các dự án đầu tư công chỉ được bố trí vốn kế hoạch và giải ngân sau khi tiến hành xử phạt.

Sở này cũng tham mưu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương theo hướng giao các dự án của thành phố cho các đơn vị trực thuộc UBND các quận huyện và thành phố Thủ Đức làm chủ đầu tư nhằm tạo sự chủ động cho các địa phương, nhất là công tác giải phóng mặt bằng...

Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM có trách nhiệm phối hợp với địa phương đẩy nhanh công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, hoàn tất bàn giao mặt bằng để thi công...

Theo quyết định, Sở Nội vụ phối hợp với các sở ngành đề xuất về phê bình, khiển trách, kỷ luật đối với tập thể và cá nhân là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương có tỉ lệ giải ngân thấp.

Đồng thời, chủ trì tham mưu đánh giá thi đua các đơn vị trên kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2024; khen thưởng tập thể và lãnh đạo có thành tích xuất sắc, trừ điểm tập thể có tỉ lệ giải ngân không đạt so với kế hoạch được giao.

Ngoài ra, các sở ban ngành nâng cao năng lực, nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trò của người đứng đầu.

Từ đó, rút ngắn ít nhất 30% thời gian giải quyết hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán; tránh xảy ra tình trạng trình, thẩm định nhiều lần, ảnh hưởng tiến độ thực hiện, giải ngân của dự án.

Quyết định cũng nêu rõ, các chủ đầu tư dự án phải tuân thủ nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong thực hiện nhiệm vụ giải ngân đầu tư công; tập trung hoàn thành các thủ tục đầu tư, xây dựng; giải quyết các vướng mắc; tiếp tục tinh thần đợt thi đua cao điểm 60 ngày đêm giải ngân vốn đầu tư công, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công ngay từ những ngày đầu năm 2024.

Đối với các dự án chuyển tiếp cần nỗ lực giải ngân 100% vốn được giao. Đối với các dự án thuận lợi về mặt bằng, điều kiện thi công, cần đẩy nhanh tiến độ để hấp thụ thêm vốn; đảm bảo tỷ lệ giải ngân cả năm 2024 đạt từ 95% trở lên theo Kế hoạch giải ngân mà thủ trưởng các đơn vị đã ký cam kết với UBND TP.HCM.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.