Truy tìm danh tính "cá mập" sở hữu tài khoản Dogecoin 12 tỷ USD

Đức Anh
Có vô số phân tích, đồn đoán liên quan tới chủ sở hữu tài khoản tiền ảo Dogecoin lớn nhất trị trường...
Nhiều người tò mò về chủ sở hữu của tài khoản Dogecoin trị giá 12 tỷ USD - Ảnh: iStock.
Nhiều người tò mò về chủ sở hữu của tài khoản Dogecoin trị giá 12 tỷ USD - Ảnh: iStock.

Câu chuyện đằng sau nhân vật sở hữu tài khoản tiền ảo Dogecoin lớn nhất thế giới có lẽ không hấp dẫn bằng câu chuyện của các nhà đầu tư trên mạng xã hội như Elon Musk hay những người hâm mộ ông.

Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, với việc giá đồng Dogecoin tăng hơn 100%, giá trị tài khoản trên đạt tới 12 tỷ USD, khiến không ít người tò mò về chủ sở hữu của nó.

 

Theo Business Insider, tài khoản “cá mập” Dogecoin này có địa chỉ DH5yaieqoZN36fDVciNyRueRGvGLR3mr7L, sở hữu tổng cộng 36,7 tỷ đồng Dogecoin từ năm 2019, tương đương 28% tổng số đồng Dogecoin đang lưu thông.

Không ít nhà phân tích, nhà đầu tư bắt đầu mổ xẻ xem liệu ai là người đứng sau tài khoản tiền ảo “khủng” này. Một số người thậm chí gửi một số lượng nhỏ Dogecoin tới tài khoản “cá mập” trên để cố tìm ra danh tính người sở hữu.

“Tài khoản trên có thể được liên kết với một sàn giao dịch tiền ảo nào đó”, Patrick Lodder, một nhà phát triển cốt lõi của đồng Dogecoin, nhận định.

Làm việc cho dự án Dogecoin từ năm 2014, Lodder cho biết bất kỳ ai cũng có thể gửi tiền Dogecoin tới một tài khoản công khai, tuy nhiên số tiền gửi vào một tài khoản không thể là “manh mối” để xác định danh tính chủ tài khoản, trừ khi đó là số tiền cực lớn.

Mua Dogecoin từ năm 2019, tài khoản “cá mập” trên hiếm khi bán ra. Lần bán ra gần nhất là 100 triệu Dogecoin vào tháng 4/2021 và cũng là giao dịch bán duy nhất trong năm nay. Dựa vào thông tin này, giám đốc nghiên cứu của CoinDesk cho rằng tài khoản phải thuộc sở hữu của một cá nhân, chứ không phải một giao dịch. Đáp trả thông tin này, Lodder nhận định đó có thể là ví lạnh của một sàn giao dịch.

“Một sàn giao dịch quản lý nhiều Dogecoin có thể sẽ không giữ nó trên máy chủ mà lưu trữ ngoại tuyến - ví dụ trên một ví lạnh. Điều này giải thích vì sao không có nhiều giao dịch bán từ tài khoản này. Với một tài khoản tiền ảo giá trị cao như vậy, lưu trữ trong ví lạnh sẽ an toàn hơn”, Lodder phân tích.

Lodder cho biết cách duy nhất để xác định chắc chắn ai là chủ sở hữu tài khoản trên là người đó tự lên tiếng đưa ra các bằng chứng chứng minh, nhưng đây là việc làm đầy rủi ro nếu nhìn vào giá trị tài khoản “khủng” trên.

Trên mạng xã hội, vô số đồn đoán về chủ sở hữu tài khoản trên. Theo dõi các dữ liệu trên chuỗi khối, một tài khoản trên trang tin Reddit đặt giả thuyết rằng địa chỉ “cá mập” này có thể là một trong các ví lạnh của Robinhood - sàn giao dịch chứng khoán qua ứng dụng miễn phí nổi tiếng ở Mỹ. Giả thuyết này được hơn 4.000 người trong cộng đồng Reddit đồng ý. Tuy vậy, không ít người khác cho rằng tài khoản này có thể thuộc về “cha đẻ Dogecoin” Elon Musk.

 

Cũng giống như nhiều đồng tiền mã hóa khác, Dogecoin là đồng tiền phi tập trung, không được quản lý bởi một cơ quan, thực thể nào. Điều này giúp nó an toàn hơn và ít tổn thương hơn trước sự thay đổi của bất kỳ thực thể nào. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra những tin đồn về việc thiếu sự kiểm soát và gây nguy hiểm cho đồng tiền này.

“Tin đồn về việc ‘cá mập’ bán Dogecoin có thể khiến các nhà đầu tư hoảng sợ bán ra”, Lodder cho biết.

Dogecoin ra đời vào năm 2013 như một lời châm biếm đối với cơn sốt điên cuồng của tiền ảo và được lấy ý tưởng thiết kế từ trào lưu "Doge" nổi tiếng trên Internet. Dogecoin ban đầu không được tạo ra là một phương tiện thanh toán mà chỉ đơn giản là một trò đùa. Tuy nhiên, tiền ảo này đến nay vẫn được mua và bán trên các sàn giao dịch tiền ảo. 

Dogecoin thường tăng giá khi được các cá nhân nổi tiếng quảng bá trên mạng xã hội. Đầu năm 2021, Dogecoin chỉ có 0,004 USD, kể cả khi đồng Bitcoin - tiền ảo lớn nhất thị trường - tăng vọt lên gần 30.000 USD. Đầu tháng 5, tiền ảo này lập kỷ lục 0,718 USD/Dogecoin.

Tin mới

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Hiệu suất tài chính của nhà sản xuất ô tô điện khổng lồ đã bị ảnh hưởng trong bối cảnh doanh số bán xe điện toàn cầu chậm lại. Trước tình hình đó, Tesla Inc. đang tìm cách thu hút lượng lớn các nhà đầu tư bán lẻ để được chấp thuận gói trả lương 56 tỷ USD cho giám đốc điều hành Elon Musk.