Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào ngày 2/5

Tuệ Lâm
Ủy ban Chứng khoán cho rằng chưa có đủ cơ sở để chấp thuận đề nghị của HoSE đưa hệ thống KRX vào vận hành chính thức vào ngày 2/5/2024...
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngày 25/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước vừa có công văn hỏa tốc về thông tin vận hành hệ thống KRX.

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 25/4, Ủy ban Chứng khoán nhận được tờ trình của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM về việc chấp thuận vận hành chính thức hệ thống KRX.

Tuy nhiên, việc HoSE trình đề xuất chấp thuận vận hành chính thức hệ thống KRX khi chưa báo cáo Bộ Tài chính, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và chưa có ý kiến của các đơn vị thụ hưởng như HNX, VSDC là chưa đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.

Theo nội dung tờ trình, Hệ thống KRX hiện chưa có biên bản nghiệm thu tổng thể giữa chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị thụ hưởng là chưa đảm bảo tuân thủ quy định tại Nghị định số 73 ngày 5/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Báo cáo của HoSE cũng chưa thể hiện hệ thống KRX đã được đơn vị chủ quản phê duyệt cấp độ an toàn thông tin (cấp độ 4) theo quy định.

Về sử chuẩn bị của thành viên, hiện chưa có văn bản chính thức của các thành viên về tính sẵn sàng kết nối hệ thống KRX cũng như khả năng cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán cho nhà đầu tư sau khi kết nối với hệ thống KRX.

Về phương án cho trường hợp quay lại hệ thống cũ nêu tại trờ trình của HoSE, Ủy ban Chứng khoán yêu cầu VNX, HOSE, HNX và VSDC thực hiện báo cáo và có phương án giải quyết các nội dung liên quan đến hệ thống KRX.

Căn cứ các nội dung nêu trên, Ủy ban Chứng khoán cho rằng chưa có đủ cơ sở để chấp thuận đề nghị của HoSE đưa hệ thống KRX vào vận hành chính thức vào ngày 2/5/2024.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các Sở Giao dịch Chứng khoán, VDSC chịu trách nhiệm trước pháp luật về đảm bảo hệ thống giao dịch, đăng ký, lưu ký, thanh toán bù trừ hiện tại vận hành an toàn, ổn định và thông suốt trong mọi tình huống.

Trước đó, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM thông báo đến các công ty chứng khoán kế hoạch chuyển đổi hệ thống giao dịch mới chuẩn bị cho triển khai chính thức.

Theo đó, ngày 24-25/4: Các công ty chứng khoán kiểm tra kết nối đến Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM.

Ngày 26/4: Dữ liệu cuối ngày sẽ được chuyển đổi sang hệ thống giao dịch mới của Sở. Các công ty chứng khoán chủ động chuẩn bị dữ liệu để thực hiện kiểm tra chuyển đổi.

Ngày 27,28 và 29/4: Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM thực hiện chuyển đổi hệ thống giao dịch. Các công ty chứng khoán chủ động có kế hoạch và thực hiện các công việc chuẩn bị để đồng bộ triển khai.

Ngày 30/4: Các công ty chứng khoán thực hiện kiểm tra chuyển đổi. Ngày giao dịch trên hệ thống là 2/5. Dữ liệu giao dịch là dữ liệu cuối ngày 26/4. Các công ty chứng khoán kiểm tra giao dịch thông suốt trên hệ thống của mình với hệ thống mới của Sở như ngày giao dịch bình thường, tuyệt đối không dùng phần mềm nhập lệnh tự động và thử nghiệm tình huống bất thường, không thực tế.

Cuối ngày 30/4, dựa vào kết quả kiểm thử, Sở sẽ thông báo triển khai chính thức hệ thống giao dịch mới. Trong trường hợp không triển khai chính thức, các công ty chứng khoán chủ động chuẩn bị hệ thống để tiếp tục giao dịch trên hệ thống giao dịch hiện tại.

Ngày 2/5: Dự kiến triển khai chính thức hệ thống giao dịch mới.

Các công ty chứng khoán sau đó cũng đưa ra lộ trình nâng cấp lên hệ thống mới và lưu ý nhà đầu tư hàng loạt vấn đề quan trọng. 

Tuy nhiên, lộ trình một lần nữa bị thay đổi do Ủy ban Chứng khoán không chấp nhận do HoSE không tuân thủ một số quy định nêu trên. 

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.