VCCI muốn ưu đãi thuế cho tất cả chủ thể nhập linh kiện ôtô

BẠCH DƯƠNG
Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đang đứng trước những thay đổi lớn về chính sách
VCCI cho rằng các ưu đãi phải dựa trên một quy trình nhằm kiểm soát việc thực hiện cam kết về sản lượng xe, tỷ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp.<br>
VCCI cho rằng các ưu đãi phải dựa trên một quy trình nhằm kiểm soát việc thực hiện cam kết về sản lượng xe, tỷ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp.<br>
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có một văn bản góp ý về dự thảo chính sách thuế nhập khẩu ưu đãi đối với linh kiện ôtô và ôtô đã qua sử dụng. Trước đó, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi các cơ quan xin ý kiến đóng góp xây dựng để hoàn thiện dự thảo này.

Như VnEconomy đã đưa tin, theo dự thảo chính sách thuế nhập khẩu ưu đãi đối với linh kiện ôtô được Bộ Tài chính công bố mới đây, với các điều kiện ưu đãi thuế nhập khẩu được đưa ra, hiện mới chỉ có 3 doanh nghiệp đáp ứng được là Toyota Việt Nam, Trường Hải và Hyundai Thành Công.

Góp ý về dự thảo này, VCCI cho rằng trong bối cảnh hiện nay, việc xem xét giảm thuế đối với linh kiện ôtô là cần thiết, bởi Việt Nam phải thực hiện các cam kết trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), khiến thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc sẽ về 0%. Trong khi đó, ngành sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước chủ yếu vẫn dựa vào linh kiện nhập khẩu là chủ yếu.

Đồng thời, bên cạnh nhu cầu khuyến khích nhập khẩu linh kiện ôtô để thúc đẩy hoạt động sản xuất lắp ráp ôtô trong nước, Việt Nam cũng có nhu cầu phát triển công nghiệp phụ trợ cho ôtô, tức là ngành sản xuất các loại linh kiện phục vụ sản xuất, tăng tỷ lệ nội địa hóa của các sản phẩm ôtô sản xuất trong nước.

Do đó, việc thiết kế biện pháp chính sách thuế cho phép thỏa mãn đồng thời hai nhu cầu này theo hướng: chỉ giảm thuế nhập khẩu đối với các linh kiện ôtô cần khuyến khích lắp ráp trong nước (xe dưới 9 chỗ, xe tải), giữ nguyên mức thuế nhập khẩu đối với linh kiện ôtô mà trong nước đã có năng lực sản xuất (các linh kiện ôtô còn lại) là phù hợp.

Tuy nhiên, VCCI cũng cho rằng các ưu đãi phải dựa trên một quy trình nhằm kiểm soát việc thực hiện cam kết về sản lượng xe, tỷ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp.

Do linh kiện ôtô chủ yếu được nhập về để lắp ráp, chỉ có một phần nhỏ là để phục vụ hoạt động sửa chữa, thay thế linh kiện của xe đang sử dụng, nên VCCI cũng đặt câu hỏi: "Tại sao không giảm/loại bỏ thuế đối với tất cả các chủ thể nhập khẩu nhóm linh kiện này, để khuyến khích việc lắp ráp trên bình diện chung, kể cả các công ty thương mại nhập khẩu về để bán lại cho nhà sản xuất, lắp ráp?".

Cơ quan này còn đánh giá, thủ tục để triển khai chương trình này khá phức tạp, gồm nhiều khâu như đăng ký tham gia chương trình, thực hiện việc khai báo khi nhập khẩu, báo cáo kiểm tra quyết toán hàng năm, kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện, thủ tục thu bổ sung hoặc hoàn lại thuế nhập khẩu tùy theo kết quả kiểm tra... Chi phí về thời gian, nhân lực, bộ máy để thực hiện thủ tục này sẽ là gánh nặng không chỉ cho doanh nghiệp, mà cho cả các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tham gia vào quá trình này.

VCCI cũng nêu lo ngại rằng việc chỉ dành ưu đãi cho một số doanh nghiệp dựa trên tiêu chí về tỷ lệ sản xuất nội địa và tỷ lệ nội địa hóa có khả năng vi phạm nguyên tắc WTO về trợ cấp và về đầu tư.

Dự thảo đề xuất hai phương án ưu đãi thuế đối với linh kiện ôtô, thứ nhất là giảm thuế toàn bộ 163 dòng thuế liên quan về 0%. Thứ hai là phương án giảm thuế 19 dòng thuế về 0%, giảm thuế 42 dòng thuế về 10%

Theo VCCI, phương án 1 sẽ có mức ưu đãi nhiều hơn cho doanh nghiệp. Vì vậy, cơ quan này đề nghị lựa chọn phương án 1.

Với thời gian ưu đãi dự kiến kéo dài 5 năm, từ 2018 - 2020, VCCI cho rằng việc đặt ra thời hạn là hợp lý. Tuy nhiên, nếu đề xuất áp dụng giảm thuế chung cho tất cả các doanh nghiệp (tức là không còn chương trình ưu đãi này, chỉ là việc giảm điều chỉnh thuế nhập khẩu thông thường) thì đề nghị ban soạn thảo không quy định thời hạn, tương tự như các sắc thuế khác theo thông lệ quốc tế.

Tin mới

BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

Nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD sẽ giới thiệu chiếc sedan đầu tiên nằm trong phân khúc cao cấp của mình tại triển lãm ô tô Bắc Kinh, nhằm thách thức những hãng như Mercedes-Benz của Đức, hãng mà ba năm trước đã rút khỏi sự phát triển của thương hiệu Denza, với lý do doanh số bán hàng chậm.
#AutoHashtag: Vì sao Ford nhiều năm “bất bại” trong phân khúc xe bán tải ở Việt Nam?

#AutoHashtag: Vì sao Ford nhiều năm “bất bại” trong phân khúc xe bán tải ở Việt Nam?

Khởi nguyên là dòng xe nhắm đến đối tượng khách hàng nông dân ở các vùng ngoại ô, ngày nay, những chiếc xe bán tải mang thương hiệu Mỹ, Ford, đang được đông đảo người dùng tại đô thị săn tìm. Vì sao dòng xe này phát triển mạnh tại Việt Nam và vì sao Ford lại thành công đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon có thể là một khái niệm xa lạ và không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc. Trên thế giới, khái niệm này đã được nhiều quốc gia áp dụng và nhiều công ty đã thu được nguồn lợi không nhỏ.