Việt Nam sẽ mở lại đường bay quốc tế từ ngày 15/2

Anh Tú
Đón đầu lộ trình mở cửa đón khách du lịch quốc tế, từ ngày 15/2, Việt Nam sẽ mở lại mọi đường bay quốc tế thường lệ và dỡ bỏ hạn chế về tần suất khai thác...
Từ ngày 15/2, Việt Nam dỡ bỏ hạn chế về tần suất khai thác với các chuyến bay quốc tế, trở lại bình thường như trước dịch.
Từ ngày 15/2, Việt Nam dỡ bỏ hạn chế về tần suất khai thác với các chuyến bay quốc tế, trở lại bình thường như trước dịch.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn vừa giao Cục Hàng không Việt Nam trao đổi với cơ quan quản lý hàng không các nước đối tác để nối lại các chuyến bay quốc tế chở khách thường lệ với các thị trường có đường bay trực tiếp đến Việt Nam thời điểm trước dịch Covid-19, bên cạnh các thị trường được triển khai trong tháng 1 vừa qua.

Tần suất các đường bay này sẽ tăng dần theo lộ trình bảo đảm nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, tạo điều kiện thuận lợi đi lại trên cơ sở tuân thủ hướng dẫn về giám sát y tế nhập cảnh.

Quy định về nhập cảnh, phòng chống dịch với hành khách vào Việt Nam vẫn thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế.

"Cục Hàng không Việt Nam phải báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả nối lại đường bay quốc tế trong tháng 2/2022 để Bộ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ", Thứ trưởng Lê Anh Tuấn yêu cầu.

 

Cục Hàng không Việt Nam có văn bản đề nghị Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam phát hành thông báo hàng không chính thức đến tất cả các nhà chức trách hàng không các nước về việc từ ngày 15/2, Việt Nam dỡ bỏ hạn chế về tần suất khai thác với các chuyến bay quốc tế, trở lại bình thường như trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, việc nối lại đường bay còn phụ thuộc vào phản hồi của nhà chức trách hàng không các nước, các vùng lãnh thổ.

Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết thêm, Cục vừa làm việc với nhà chức trách hàng không Thái Lan. Nước này nhất trí mở lại đường hàng không và không hạn chế số lượng chuyến bay.

Đến thời điểm hiện tại, ngoại trừ Trung Quốc, tất cả các quốc gia mà Việt Nam đề nghị khôi phục đường hàng không đều đồng ý nối lại đường bay.

Hiện các đường bay tới châu Âu, Australia, Mỹ… Việt Nam cũng đều có hoạt động khai thác. Tuy nhiên, các nước Nhật Bản, Hàn Quốc hiện vẫn hạn chế đối tượng nhập cảnh trên các chuyến bay từ Việt Nam đến để phòng chống dịch.

Đáng chú ý, theo lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam, sắp tới sẽ khai thác những đường bay quốc tế tới các thị trường mới như Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ…

Hiện ngành hàng không sẵn sàng mọi mặt để khai thác toàn mạng bay quốc tế như trước khi bùng phát dịch Covid-19.

Tuy nhiên, dự báo dịch bệnh sẽ còn diễn biến phức tạp, nhất là do chủng mới Omicron có khả năng lây lan nhanh và có thể xuất hiện thêm các biến thể mới. 

Vì vậy, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu: "Các cơ quan, đơn vị tuyệt đối không chủ quan, lơ là, không được tự thỏa mãn với kết quả đạt được mà phải luôn đề cao cảnh giác, bám sát tình hình, dự báo tốt, có các phương án, kịch bản bảo đảm khoa học, phù hợp, hợp lý, hiệu quả và chuẩn bị sẵn sàng, tích cực ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra".

Đồng thời, tăng cường kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống dịch trong cơ quan đơn vị và trong phạm vi quản lý theo chức năng nhiệm vụ, đảm bảo công tác phòng, chống dịch thông suốt, kịp thời.

Trước đó, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng các bên kịp thời công bố lộ trình và triển khai mở cửa lại du lịch an toàn, càng sớm càng tốt, chậm nhất là dịp 30/4 và cố gắng từ cuối tháng 3.

Về lộ trình mở cửa đón khách du lịch quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục đề xuất thí điểm đón khách du lịch quốc tế giai đoạn 2 từ nay đến 30/3/2022 và từ ngày 31/3/2022 sẽ mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch quốc tế, đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (inbound) và đưa khách đi du lịch nước ngoài (outbound) qua các tất cả các cửa khẩu quốc tế.

Thống kê cho thấy, tổng lượng khách du lịch quốc tế từ khi chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế từ khi triển khai tháng 11/2021 cho đến ngày 7/2/2022 khá ít ỏi, mới đạt gần 9.000 khách. 

Tin mới

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

Việt Nam chuẩn bị cán mốc 100 triệu dân và đang bước vào giai đoạn ô tô hóa. Mặc dù vậy, Việt Nam đang phải giải quyết hai bài toán hóc búa, bao gồm vấn đề ùn tắc giao thông và giảm phát thải, hướng đến Net Zero vào năm 2050. Thế nhưng hiện nay, chúng ta đang có một loại phương tiện có thể góp phần đẩy nhanh tiến trình giải quyết hai bài toán này. Đó là xe điện mini. Vậy dòng xe này sẽ có những đóng góp cụ thể nào cho giao thông đô thị? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay!
Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Năm 2011, Nissan và Mitsubishi Motors, liên minh gồm ba công ty, trong đó có Renault của Pháp, đã thành lập NMKV, một liên doanh nhằm đồng phát triển các loại xe mini được phân loại là “xe kei” ở Nhật Bản. Hai thương hiệu cho đến nay đã phát hành nhiều mẫu xe kei và đạt được những thành công ngoài mong đợi.
Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Với người dùng Việt Nam, chất lượng sản phẩm là điều kiện “cần” trong khi vấn đề hậu mãi là điều kiện “đủ” để quyết định mua một chiếc ô tô. Để đáp ứng được hai tiêu chí này thực tế không hề dễ dàng. Tuy nhiên, dù là một thương hiệu mới vào thị trường Việt, Lynk & Co đã cho thấy sự kỹ lưỡng trong việc chinh phục thị trường. Với kim chỉ nam để chinh phục khách hàng trong hoạt động bán hàng là phải đảm bảo chất lượng và chế độ hậu mãi, Lynk & Co được giới chuyên môn đánh giá cao trong sự kỹ lưỡng của mình.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đe dọa kế hoạch xe xanh của Tổng thống Biden

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đe dọa kế hoạch xe xanh của Tổng thống Biden

Kế hoạch của chính quyền Tổng thống Biden nhằm áp dụng các mức thuế mới nặng hơn đối với xe điện và pin của Trung Quốc sẽ mang lại sự bảo vệ tạm thời cho việc làm trong lĩnh vực ô tô của Mỹ, nhưng có thể gây thiệt hại cho những nỗ lực của Nhà Trắng nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách đẩy nhanh việc áp dụng xe điện của Mỹ.
Khi các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản “hết phép”, điều gì sẽ xảy ra?

Khi các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản “hết phép”, điều gì sẽ xảy ra?

Một loạt các nhà sản xuất ô tô toàn cầu, trong đó có các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, đang ngày càng có xu thế chuyển hướng sang hợp tác với các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc trong nỗ lực giành lại thị phần tại một trong những thị trường ô tô lớn nhất và thay đổi nhanh nhất thế giới.