110 hãng hàng không quy tụ tại thành phố biển Đà Nẵng vào tháng 6

Anh Tú
TP. Đà Nẵng là địa điểm đăng cai Diễn đàn Phát triển đường bay Châu Á (Routes Asia) lần thứ 16 dự kiến diễn ra vào tháng 6/2022 với sự tham gia của 500 đại biểu từ 110 hãng hàng không, 30 đơn vị lữ hành...
TP. Đà Nẵng sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Phát triển đường bay châu Á - Routes Asia 2022 với sự tham gia của 500 đại biểu của 110 hãng hàng không, 30 đơn vị lữ hành.
TP. Đà Nẵng sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Phát triển đường bay châu Á - Routes Asia 2022 với sự tham gia của 500 đại biểu của 110 hãng hàng không, 30 đơn vị lữ hành.

Đây là thông tin được đưa ra trong khuôn khổ hội nghị trực tuyến “Hợp tác Du lịch – Hàng không và Xúc tiến đường bay đến Đà Nẵng” do Sở Du lịch địa phương này vừa tổ chức.

 

"Hiện Đà Nẵng chỉ khai thác 8 đường bay nội địa với tần suất 200 chuyến/tuần. Trong khi đó, các đường bay quốc tế gần như đình trệ từ tháng 3/2021 khiến ngành du lịch gặp nhiều khó khăn hơn", ông Trần Phước Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho hay.

Năm 2022 được định hướng là “Năm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế xã hội” cùng với lộ trình mở cửa lại các đường bay quốc tế thường lệ vào ngày 1/1/2022, cho thấy một kịch bản lạc quan về phục hồi và phát triển các đường bay quốc tế đến Đà Nẵng, từng bước khôi phục du lịch Đà Nẵng trong thời gian đến.

Sở Du lịch Đà Nẵng dự kiến 02 kịch bản đón khách trong năm 2022.

Cụ thể, kịch bản 1, phấn đấu tổng lượng khách lưu trú dự kiến đạt 3,5 triệu lượt khách, tăng 3 lần so với ước thực hiện năm 2021.

Trong đó, khách quốc tế ước đạt 180 ngàn lượt, tăng 1,6 lần và khách nội địa ước đạt hơn 3,32 triệu lượt, tăng 3 lần. Doanh thu lưu trú, lữ hành ước đạt trên 6.700 tỷ đồng, tăng 2,6 lần so với ước thực hiện năm 2021.

Kịch bản 2, phấn đấu lượng khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt khoảng 2,1 triệu lượt khách, tăng 87,8% so với năm 2021.

Trong đó, khách quốc tế ước đạt 100 ngàn lượt và khách nội địa ước đạt 2 triệu lượt, tăng 2 lần so với năm 2021. Doanh thu lưu trú, lữ hành ước đạt hơn 4.000 tỷ đồng, tăng 2 lần so với ước thực hiện năm 2021.

Để đẩy mạnh kế hoạch đón khách quốc tế, thành phố phê duyệt đăng cai Diễn đàn Phát triển đường bay châu Á. Đây là sự kiện phát triển đường bay duy nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tạo cơ hội kết nối các cảng hàng không và các điểm du lịch.  

Diễn đàn Phát triển đường bay Châu Á 2022 là cơ hội quý giá để quảng bá hình ảnh năng động, thân thiện, mến khách của TP. Đà Nẵng.

Đồng thời cũng là sự kiện xúc tiến các đường bay quốc tế đến Đà Nẵng góp phần phục hồi kinh tế, đặc biệt là du lịch. Với việc đăng cai sự kiện này, Đà Nẵng tiếp tục khẳng định là điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á, là trung tâm phát triển hàng không, du lịch năng động của Việt Nam và khu vực.

Được biết, Diễn đàn Phát triển đường bay châu Á (Routes Asia) đầu tiên tổ chức vào năm 2003, kết nối ngành vận tải hàng không và mạng lưới bay duy nhất tại châu Á – Thái Bình Dương.

Các đơn vị đăng cai Routes Asia trong các năm gần đây bao gồm bang Sarawak, Malaysia (2012), Côn Minh - Trung Quốc (2015), Manila - Philipines (2016), Okinawa - Nhật Bản (2017), Brisbane, Úc (2018). Riêng năm 2019, có hơn 1.000 đại biểu, 25 diễn giả từ hơn 60 quốc gia và 113 hãng hàng không quốc tế đến Cebu, Philipines tham dự Routes Asia 2019.

 

Năm 2021 là một năm hết sức khó khăn đối với ngành hàng không nói chung và Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng nói riêng. Sau thời gian dài hạn chế khai thác vì dịch bệnh, các đường bay nội địa được khôi phục trở lại từ ngày 10/10/2021. Theo kế hoạch khai thác từ ngày 01/01/2022, dự kiến các hãng sẽ có hơn 630 chuyến/tuần đi và đến Đà Nẵng, khai thác 08 đường bay nội địa gồm: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Lạt, Nha Trang, Phú Quốc, Buôn Mê Thuột, Hải Phòng, Cần Thơ.

Tin mới

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Hiệu suất tài chính của nhà sản xuất ô tô điện khổng lồ đã bị ảnh hưởng trong bối cảnh doanh số bán xe điện toàn cầu chậm lại. Trước tình hình đó, Tesla Inc. đang tìm cách thu hút lượng lớn các nhà đầu tư bán lẻ để được chấp thuận gói trả lương 56 tỷ USD cho giám đốc điều hành Elon Musk.