Vietnam Airlines sắp thực hiện 12 chuyến bay hồi hương từ Hoa Kỳ

Ánh Tuyết
Dự kiến, chuyến bay đầu tiên của Vietnam Airlines đưa công dân Việt Nam từ Hoa Kỳ về nước sẽ khởi hành vào ngày 22/6...
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Vietnam Airlines cho biết, Hãng vừa chính thức được nhà chức trách Hoa Kỳ cấp phép thực hiện 12 chuyến bay chở công dân Việt Nam từ Hoa Kỳ về nước trong năm 2021.

Theo quy định của Luật Hàng không Dân dụng Liên bang Hoa Kỳ, để có thể khai thác các chuyến bay thương mại thường lệ tới Hoa Kỳ, hãng hàng không nước ngoài cần hoàn thiện các thủ tục rất phức tạp.

 

3 điều kiện quan trọng nhất, là có các giấy phép của DOT, TSA và FAA.

Giấy phép của Cục An ninh Vận tải Hoa Kỳ (TSA) được cấp ngày 8/6 vừa qua, là điều kiện pháp lý quan trọng nhất để các chuyến bay này có thể cất cánh. Cho đến thời điểm hiện tại, Vietnam Airlines vẫn là hãng hàng không đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được TSA cấp giấy phép bay đến Hoa Kỳ.

Trong đó, phải xin cấp phép tại ít nhất 9 cơ quan có thẩm quyền bao gồm: cơ quan đăng ký kinh doanh tại bang dự kiến khai thác, Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ (FAA), Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ (DOT), Cục An ninh Vận tải Hoa Kỳ (TSA), Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới (CBP), Cơ quan Quản lý thuế và thu nhập nội địa (IRS), Bộ Nông nghiệp và Dịch vụ kiểm tra sức khỏe động vật và thực vật Hoa Kỳ (APHIS) và các cơ quan kiểm dịch liên bang, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Hoa Kỳ (NTBS) và nhà chức trách sân bay dự kiến khai thác.

Sở dĩ việc cấp phép của TSA được đánh giá là điều kiện mấu chốt vì sự đặc biệt khắt khe của thủ tục này. Theo đó, các hãng hàng không muốn bay đến Hoa Kỳ phải được TSA phê chuẩn toàn bộ hệ thống, đồng thời các sân bay xuất phát từ Việt Nam cũng phải được TSA xác nhận đủ điều kiện về an ninh hàng không. Riêng quá trình kiểm tra, phê duyệt của TSA nhằm cấp phép cho Vietnam Airlines thực hiện 12 chuyến bay chở công dân về nước đã kéo dài đến hơn 1 tháng.

Ngoài TSA, để chuẩn bị các thủ tục pháp lý cho 12 chuyến bay này, Vietnam Airlines đã tích cực làm việc với các cơ quan chức năng khác như Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ (DOT), Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ (FAA), Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP), Cục Hàng không Việt Nam và nhà chức trách các sân bay mà Hãng dự kiến khai thác đến hoặc bay qua.

Để hoàn thành thủ tục ở mỗi cơ quan, Vietnam Airlines đã có sự chuẩn bị chi tiết, đầy đủ và từ sớm về mọi mặt pháp lý, kỹ thuật và nhân sự. Với kinh nghiệm tích lũy từ việc triển khai thành công 12 chuyến bay hồi hương trong năm 2020 và nỗ lực khẩn trương để hoàn thành nhiệm vụ cấp bách mà Chính phủ giao phó, Hãng đã hoàn tất các thủ tục với các cơ quan trên trong vòng 2,5 tháng.

Đại diện Vietnam Airlines cho biết "hiện tại, Vietnam Airlines đang xây dựng kế hoạch khai thác 12 chuyến bay đưa người Việt từ Hoa Kỳ về nước và xin cấp slot cất, hạ cánh tại các sân bay. Chuyến bay đầu tiên dự kiến sẽ khởi hành vào ngày 22/6, với hành trình từ Hà Nội đến Washington D.C., qua điểm dừng tại Alaska và trở về Việt Nam vào ngày 24/6".

Với tổng thời gian bay khứ hồi kéo dài ít nhất hơn 30 tiếng, Vietnam Airlines sẽ bố trí sử dụng các tàu bay thân rộng hiện đại nhất như Boeing 787 và Airbus A350 để thực hiện các chuyến bay đến Hoa Kỳ. Mọi biện pháp phòng, chống dịch cũng được Hãng triển khai theo tiêu chuẩn an toàn cao nhất để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm trên chuyến bay.

 

Năm 2020, Vietnam Airlines đã thực hiện hơn 20 chuyến bay giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, để vận chuyển công dân hồi hương, hàng hóa và chuyên gia.

Các chuyến bay theo hình thức "thuê chuyến" là bước đệm để Hãng thử nghiệm, đánh giá và chuẩn bị cho kế hoạch khai thác thường lệ đường bay giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong tương lai sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát và nhu cầu thị trường chuyển biến tích cực.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.