Vụ Vimedimex dìm giá đất: Trả hồ sơ, làm rõ việc bỏ lọt các cán bộ liên quan

Đỗ Mến
Hội đồng xét xử yêu cầu xem xét trách nhiệm đối với một số cán bộ cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản; Xem xét làm rõ quy trình thẩm định và ban hành chứng thư thẩm định giá của Công ty VNG…
Các bị cáo tại tòa.
Các bị cáo tại tòa.

Trong các ngày 17-22/4, TAND TP Hà Nội đã đưa ra xét xử bà Nguyễn Thị Loan (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex) và các đồng phạm.

Sau khi xét hỏi, chiều 22/4, Hội đồng xét xử đã quyết định trả hồ sơ, điều tra bổ sung để làm rõ các nội dung sau. Theo đó, giám định chữ ký của bị cáo Nguyễn Thị Loan và xác minh tài liệu liên quan; xem xét lại hành vi và tội danh của các bị cáo Trần Công Tuyên, Bùi Thanh Huyền và Nguyễn Thị Cẩm Lê.

Đặc biệt, tòa án cũng yêu cầu xem xét trách nhiệm đối với một số cán bộ cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản; Xem xét làm rõ quy trình thẩm định và ban hành chứng thư thẩm định giá của Công ty VNG…

Trong vụ án này, nhóm tội Vi phạm quy định đấu giá tài sản gồm Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Quang Hưng (Phó Tổng giám đốc Vimedimex), Tạ Thị Vân (Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Bắc Từ Liêm, Nguyễn Xuân Đức (Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Mỹ Đình).

Hai bị cáo thuộc Ban quản lý dự án huyện Đông Anh gồm Trần Công Tuyên (Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng và giải phóng mặt bằng ), Vương Thị Thu Thủy (chuyên viên).

Các bị cáo thuộc Công ty cổ phần tư vấn thẩm định giá và đầu tư Hà Nội (Vvai) gồm bị cáo Nguyễn Thị Diệu Linh (Tổng giám đốc), Nguyễn Đức Phương (thẩm định viên), Nguyễn Ngọc Thắng (Phó Tổng giám đốc).

Ở tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng gồm 2 bị cáo thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là Bùi Thanh Huyền (Phó Chi cục trưởng), Nguyễn Thị Cẩm Lê (cán bộ).

Cáo trạng thể hiện, quá trình xác định giá khởi điểm làm cơ sở tổ chức đất giá lô đất 49.000m2 tại thô Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh xảy ra sai phạm.

Các thẩm định viên Linh, Thắng, Phương không định giá đất khách quan mà theo đề nghị của Tuyên và Thủy để hạ giá trị lô đất, ban hành chứng thư định giá không đúng giá trị thực tế (17,6 triệu đồng/m2).

Hậu quả là giá khởi điểm bị sai lệch và tạo điều kiện cho các công ty của bà Loan thông đồng, dìm giá. Công ty Phát triển nhà ở Bắc Từ Liêm trúng đấu giá với giá trị thấp. Nhà nước bị thiệt hại hơn 135 tỷ đồng.

Quá trình thẩm vấn, trong khi các bị cáo khác thừa nhận hành vi thì bị cáo Loan và Tuyên cho rằng cáo trạng truy tố không đúng.

Theo cựu Chủ tịch Vimedimex, có 37 bút lục giả mạo, chữ ký không đúng, nội dung “bị cáo chưa nghe thấy bao giờ”. Còn bị cáo Tuyên khai nhận không trao đổi, liên hệ, thỏa thuận đối với Công ty thẩm định giá Vvai và bị cáo Thủy về giá đối với lô đất đấu giá; bị cáo thực hiện theo trách nhiệm để phục vụ dự thu ngân sách nhà nước và đầu tư công; bị cáo không có quyền quyết định về việc đưa ra giá khởi điểm để đấu giá…

Theo Hội đồng xét xử, giá khởi điểm để tham gia đấu giá tại thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh (ngày 20/11/2020) là 18,2 triệu đồng/m2; trong khi đó có dự án sát với dự án trong vụ án này và đấu giá trước 1 ngày (tức ngày 19/11/2020) thì có giá khởi điểm 13,6 triệu đồng /m2, bước giá 600.000 đồng/m2.

Bị cáo Loan đề nghị xem xét và so sánh đối với các dự án cùng thời điểm và đều liên quan đến đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện Đông Anh. Bị cáo Loan nộp tại phiên tòa hồ sơ mời tham gia đấu thầu một số dự án cùng thời điểm.

Tại phiên tòa, bị cáo Bùi Thanh Huyền khai có trao đổi với bị cáo Nguyễn Thị Diệu Linh - Tổng giám đốc Công ty thẩm định giá Vvai về việc sớm thực hiện việc ban hành chứng thư thẩm định giá và xem xét hệ số giá. Bị cáo Linh thừa nhận là có trao đổi với bị cáo Huyền về nội dung nêu trên.

Bị cáo Bùi Thanh Huyền và Nguyễn Thị Cẩm Lê khai nhận, quy trình xác định giá khởi điểm là có sự tham gia của nhiều cán bộ công chức thuộc các bộ phận, chức danh khác nhau và của liên ngành TP Hà Nội nên chỉ xác định hai bị cáo có hành vi phạm tội là chưa hợp lý.

Hai bị cáo là một trong những người tham mưu giúp việc và trình các cấp lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm và việc quyết định giá khởi điểm thuộc thẩm quyền của Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể TP Hà Nội.

Còn bị cáo Nguyễn Thị Cẩm Lê khai hành vi của bị cáo là không xem xét kiểm tra các thông tin trên các phiếu khảo sát do Công ty Vvai lập (các phiếu đó ghi thiếu thông tin).

Bị cáo đã được xem phiếu khảo sát do Công ty VNG thu thập thì cũng tương tự, về hình thức không khác nhau và cũng không có chữ ký của những người được khảo sát, thì lại được Công ty VNG làm căn cứ để ra chứng thư để định giá với lô đất trên. Bị cáo cho rằng, những thông tin ghi thiếu sót trong phiếu khảo sát không trực tiếp ảnh hưởng đến giá khởi điểm mà phụ thuộc vào tính trung thực của đơn vị thẩm định, khảo sát tài sản so sánh.

Ngoài ra, tại phiên tòa, các luật sư bào chữa cho các bị cáo còn đề nghị Hội đồng xét xử xem xét có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm đối với một số cán bộ liên quan đến hoạt động đấu giá tài sản.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.