Bị siết kiểm soát, tỷ phú giáo dục trực tuyến Trung Quốc trước nguy cơ "sạt nghiệp"

Bình Minh
Larry Chen, cựu giáo viên người Trung Quốc lọt vào danh sách những người giàu nhất thế giới nhờ sáng lập một công ty dạy học trực tuyến, đã không giữ được địa vị tỷ phú...
Larry Chen (trái) tại Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) hồi năm 2019 - Ảnh: AP.
Larry Chen (trái) tại Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) hồi năm 2019 - Ảnh: AP.

Larry Chen, cựu giáo viên người Trung Quốc lọt vào danh sách những người giàu nhất thế giới nhờ sáng lập một công ty dạy học trực tuyến, đã không giữ được địa vị tỷ phú khi Bắc Kinh siết chặt “gọng kìm” kiểm soát đối với ngành công nghiệp dạy thêm.

Theo tin từ Bloomberg, ông Chen – nhà sáng lập, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc (CEO) của Gaotu Techedu Inc. – hiện chỉ còn 336 triệu USD giá trị tài sản ròng. Trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá cổ phiếu công ty dạy học online này niêm yết tại thị trường New York giảm khoảng 2/3, sau khi có tin về việc Trung Quốc chuẩn bị ban lệnh cấm mới.

Vào ngày thứ Bảy, Trung Quốc ban hành quy định mới cấm hoạt động dạy thêm vì lợi nhuận dựa trên chương trình học ở trường, đồng thời cấm các công ty giáo dục tư nhân phát hành cổ phiếu ra công chúng hoặc huy động vốn đầu tư. Đây là một đòn giáng mạnh vào ngành công nghiệp dạy thêm đang phát triển với tốc độ chóng mặt ở Trung Quốc nói chung và ông Chen nói riêng.

Giá cổ phiếu của Gaotu Techedu, tên cũ là GSX Techedu, đã liên tục giảm mạnh từ đầu năm khi nhà đầu tư nhận thấy chủ trương của Chính phủ Trung Quốc về tăng cường giám sát đối với hoạt động dạy thêm học thêm ở nước này. Ngoài ra, cổ phiếu Gaotu còn bị ảnh hưởng nặng bởi vụ vỡ quỹ đầu cơ Archegos Capital Management của Bill Hwang, một nhà đầu tư vào Gaotu.

Nếu tính từ mức đỉnh thiết lập vào tháng cuối 1, cổ phiếu Gaotu đã “bốc hơi” 98% giá trị. Khối tài sản ròng cá nhân của ông Chen theo đó cũng sụt 15 tỷ USD.

Ông Chen không phải là “đại gia” duy nhất trong lĩnh vực giáo dục tư nhân ở Trung Quốc chứng kiến tài sản lao dốc.

CEO Zhang Bangxin của TAL Education mất 2,5 tỷ USD tài sản ròng, còn 1,4 tỷ USD, sau khi giá cổ phiếu công ty “bay” 71% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu tại New York.

Chủ tịch Yu Minhong của Oriental Educaiton & Technology Group Inc. cũng không giữ được địa vị tỷ phú. Mất 685 triệu USD trong một ngày do giá cổ phiếu sụt 54%, ông Yu chỉ còn lại 579 triệu USD tài sản ròng.

Đây là chương mới nhất trong sự thăng trầm chóng mặt của ông Chen, người sáng lập nên Gaotu vào năm 2014 và chứng kiến giá cổ phiếu công ty tăng hơn 13 lần kể từ khi lên sàn chứng khoán vào năm 2019 cho tới mức đỉnh vào hôm 27/1.

Cổ phiếu Gaotu Techedu niêm yết tại Mỹ đã giảm 98% kể từ mức đỉnh thiết lập vào hôm 27/1. Đơn vị: USD/cổ phiếu.
Cổ phiếu Gaotu Techedu niêm yết tại Mỹ đã giảm 98% kể từ mức đỉnh thiết lập vào hôm 27/1. Đơn vị: USD/cổ phiếu.

Lệnh cấm vừa công bố là động thái mạnh tay nhất từ trước đến nay của Chính phủ Trung Quốc đối với lĩnh vực dạy thêm và giáo dục trực tuyến có quy mô ước tính lên tới 120 tỷ USD của nước này. Lệnh cấm ảnh hượng mạnh đến các nhà đầu tư từ Tiger Global Management cho tới Temaskel Holdings Pte, khi các công ty giáo dục tư nhân ở Trung Quốc mất khả năng chào bán cổ phiếu và cũng không còn được nhận vốn đầu tư nước ngoài.

Đợt cải tổ này sẽ gây áp lực lên các công ty hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục tư nhân ở Trung Quốc trong những năm tới – theo nhà phân tích Catherine Lim thuộc Bloomberg Intelligence. Thua lỗ tại những công ty như New Oriental và TAL “sẽ chỉ trầm trọng thêm”, bà Lim nhấn mạnh.

Tin mới

Bộ Công an đề xuất thay đổi hàng loạt phân hạng Giấy phép lái xe

Bộ Công an đề xuất thay đổi hàng loạt phân hạng Giấy phép lái xe

Trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an vừa hoàn thiện, Bộ Công an đề xuất phân hạng về các loại Giấy phép lái xe (GPLX) xe mô tô, ô tô. Cụ thể, GPLX mô tô có hạng A1, A, B1; trong khi đó ô tô có tới 12 hạng GPLX và đề xuất cấp GPLX cho người khuyết tật đảm bảo điều kiện sức khỏe.
Chờ giảm lệ phí trước bạ, người tiêu dùng đắn đo mua xe

Chờ giảm lệ phí trước bạ, người tiêu dùng đắn đo mua xe

Ngày 21/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị 12 về các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng trong tháng 5 về gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, giảm tiền thuê đất, mặt nước. Thông tin này đã tác động không nhỏ đến thị trường ô tô Việt những ngày qua vì điều này có nghĩa Chính phủ rất có thể sẽ đồng ý giảm 50% lệ phí trước bạ lần thứ tư. Thời gian có thể áp dụng từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024.
BYD thống trị thị trường xe điện Trung Quốc trong “bão giảm giá”

BYD thống trị thị trường xe điện Trung Quốc trong “bão giảm giá”

Khi BYD tham gia cuộc đua giảm giá xe điện (EV) tại Trung Quốc, các nhà sản xuất khác đã phải chịu thiệt hại nặng nề. Xe điện, bao gồm xe chạy bằng pin (BEV) và xe plug-in hybrid (PHEV), đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ ở Trung Quốc trong tháng 3 vừa qua. Thị trường Trung Quốc kết thúc tháng với số lượt đăng ký tăng 29% so với cùng tháng năm 2023, với 743.289 lượt giao hàng.
Ô tô trong nước đón đầu xu hướng phục hồi

Ô tô trong nước đón đầu xu hướng phục hồi

Thị trường ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đang có dấu hiệu phục hồi trong ngắn hạn kể từ sau kết quả kinh doanh tháng 3/2024. Cùng với chính sách giảm lệ phí trước bạ của Chính phủ có thể sớm quay trở lại, đây sẽ là những cơ sở quan trọng để các nhà sản xuất ô tô gia tăng sản lượng, kích cầu tiêu dùng từ giữa năm.
Xe điện tự lái trong tương lai có thể tự sạc điện sẽ như thế nào?

Xe điện tự lái trong tương lai có thể tự sạc điện sẽ như thế nào?

Các cột mốc quan trọng đối với ô tô tự lái, đầu tiên là dưới dạng robotaxi, liên tục được ghi nhận. Khi sự xuất hiện phổ biến của công nghệ ngày càng gần hơn và các phương tiện gần như chạy hoàn toàn bằng điện, câu hỏi về cách chúng được sạc như thế nào là đề tài nhận được nhiều sự quan tâm.