Dự án mở rộng Quốc lộ 50 tại TP.HCM có nguy cơ chậm tiến độ

Thanh Thủy
Dự án mở rộng Quốc lộ 50, đoạn qua huyện Bình Chánh TP.HCM có nguy cơ không kịp thông xe năm 2024 vì vướng 11 căn nhà chưa được giải tỏa…
Dự án mở rộng Quốc lộ 50 tại TP.HCM có nguy cơ chậm tiến độ - Ảnh minh họa
Dự án mở rộng Quốc lộ 50 tại TP.HCM có nguy cơ chậm tiến độ - Ảnh minh họa

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng của 11 căn nhà, dự án mở rộng Quốc lộ 50 trên địa bàn TP.HCM có nguy cơ chậm tiến độ.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh) do Ban Giao thông làm chủ đầu tư, là dự án trọng điểm, cấp bách của thành phố. Dự án nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, kéo giảm tai nạn giao thông, đáp ứng nhu cầu giao thông thông suốt cho tuyến đường vận tải quan trọng của thành phố và khu vực phía Nam TP.HCM.

Hiện nay, chủ đầu tư đang khẩn trương đôn đốc thi công nhằm đáp ứng tiến độ hoàn thành, thông tuyến đoạn song hành Quốc lộ 50 (từ đường Nguyễn Văn Linh đến Km4+200) trong năm 2024 và hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2025 đúng theo kế hoạch cũng như chỉ đạo của thành phố.

Tuy nhiên, chủ đầu tư cho biết trên đoạn tuyến xây dựng mới từ đường Nguyễn Văn Linh đến điểm giao với Quốc lộ 50 hiện hữu (phạm vi các gói thầu xây lắp 1, 2, 3, 4) hiện còn có một số vị trí chưa được bàn giao mặt bằng, dẫn tới nguy cơ không đảm bảo tiến độ hoàn thành đoạn tuyến trong năm 2024.

Cụ thể, gói thầu xây lắp số 1 - đoạn Khu dân cư Gia Hòa còn 3 căn nhà chắn ngang hơn 1/2 mặt cắt ngang tuyến đường do doanh nghiệp tư nhân xây dựng và kinh doanh nhà Gia Hòa quản lý chưa hoàn thành bồi thường cho dân.

Trong khi đó, gói thầu xây lắp số 2 - đoạn Khu dân cư Phong Phú 4 còn khoảng 8 căn nhà giáp đường Trịnh Quang Nghị chắn ngang toàn bộ mặt cắt ngang tuyến đường, do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư kinh doanh nhà Khang Phúc quản lý, cũng chưa hoàn thành bồi thường cho dân.

Theo Ban Giao thông, hai vị trí vướng mặt bằng trên có nhiều khó khăn về thủ tục pháp lý, dự kiến kéo dài bàn giao mặt bằng sẽ ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Chủ đầu tư thường xuyên phối hợp với UBND Bình Chánh báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Đồng thời cập nhật trong báo cáo khó khăn, vướng mắc dự án trọng điểm. Chủ đầu tư mong muốn UBND thành phố quan tâm, chỉ đạo để tháo gỡ vướng mắc.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 đoạn qua huyện Bình Chánh, TP.HCM khởi công cuối năm 2022, dự kiến hoàn thành tháng 12/2024. Dự án có tổng mức đầu tư 1.498 tỷ đồng, trong đó chi phí xây lắp 1.250 tỷ đồng.

Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện bằng một dự án riêng do UBND huyện Bình Chánh làm chủ đầu tư. Thời điểm khởi công, viêc này đã hoàn thành 85% khối lượng và dự kiến hoàn tất trong quý 2/2023 nhưng đến nay dự án vẫn vướng mặt bằng.

Dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50 có điểm đầu giao với đường Nguyễn Văn Linh, điểm cuối tiếp giáp ranh tỉnh Long An, tổng chiều dài toàn tuyến 6,92 km, mặt cắt ngang 34 m, tương đương sáu làn xe.

Trong 6,92 km chiều dài tuyến có 4,36 km được xây dựng mới từ vị trí giao với đường Nguyễn Văn Linh đến vị trí giao Quốc lộ 50 hiện hữu và 2,56 km mở rộng Quốc lộ 50 hiện hữu từ vị trí giao giữa đoạn xây mới với Quốc lộ 50 đến ranh Long An.

Công trình hướng tới tăng cường năng lực khai thác tuyến Quốc lộ 50, liên kết TP.HCM với tỉnh Long An và các tỉnh miền Tây; kết nối khu vực cửa ngõ phía Nam TP.HCM với cao tốc Bến Lức - Long Thành, Vành đai 3 trong thời gian tới.

Công tác giải phóng mặt bằng hiện được xem là điểm mấu chốt quyết định tiến độ của hầu hết các dự án ở TP.HCM. Tuy nhiên, thời gian qua hàng loạt công trình gặp vướng mắc, thậm chí nhiều dự án phải ngưng thi công khi mặt bằng không được giải tỏa, làm tăng vốn.

Trước đó, nhiều công trình triển khai trong giai đoạn 2016 - 2020 nhưng chưa hoàn thành bị đội vốn do chi phí giải phóng mặt bằng tăng. Điển hình như dự án nút giao Mỹ Thuỷ, thành phố Thủ Đức (tăng từ 1.998 tỷ đồng lên 3.622 tỷ); cải tạo kênh Hàng Bàng, từ đường Mai Xuân Thưởng đến kênh Vạn Tượng, quận 5 (từ 188 tỷ lên 779 tỷ đồng)...

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.