Hàng tỷ USD vốn FDI đổ vào lĩnh vực tăng trưởng xanh

Ánh Tuyết
Báo cáo thường niên FDI năm 2023 do VAFIE công bố cho thấy vốn FDI đổ vào lĩnh vực tăng trưởng xanh tại các nước đang phát triển tăng tới 37% so với năm 2022. Tại Việt Nam, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước đã đầu tư khoảng 9 tỷ USD trong các ngành liên quan đến tăng trưởng xanh...
Các lĩnh vực như: năng lượng tái tạo, xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải, sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho kinh tế xanh... thu hút doanh nghiệp FDI.
Các lĩnh vực như: năng lượng tái tạo, xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải, sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho kinh tế xanh... thu hút doanh nghiệp FDI.

Ngày 26/3, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) tổ chức Lễ công bố báo cáo thường niên FDI năm 2023 với chủ đề “Trước thách thức và cơ hội mới - Thu hút FDI chất lượng hơn, hiệu quả hơn".

CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CHẾ TẠO "HÚT" VỐN FDI, TP.HCM GIỮ VỮNG VỊ TRÍ QUÁN QUÂN

Phát biểu tại lễ công bố, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch thường trực VAFIE, Tổ trưởng Tổ biên tập báo cáo, cho biết từ năm 2021, VAFIE đã nghiên cứu và công bố báo cáo thường niên về FDI nhằm cập nhật thông tin về FDI trên thế giới và khu vực, cung cấp cho các nhà đầu tư và các cơ quan nghiên cứu, hoạch định chính sách bức tranh toàn cảnh và đánh giá khách quan về hoạt động FDI, cũng như môi trường đầu tư Việt Nam. Từ đó, đưa ra khuyến nghị giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách và cải thiện, năng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư.

Báo cáo ghi nhận ý kiến từ nhiều hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước như: Jetro, Kotra, Amcham và Eurocham; cùng các hiệp hội doanh nghiệp trong nước: Hiệp hội Điện tử, Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội Gỗ và Hiệp hội Năng lượng; các công ty kiểm toán quốc tế... để có được những kiến đánh giá khách quan về môi trường đầu tư Việt Nam, về thành quả, vấn đề, cơ hội và thách thức đối với nước ta trong quá trình thu hút FDI chất lượng cao.

GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE, chủ biên báo cáo cho biết báo cáo năm nay ra đời trong bối cảnh nhiều nước phát triển thực hiện chính sách sàng lọc, hạn chế FDI vào một số ngành, lĩnh vực có liên quan đến an ninh quốc gia, khuyến khích chuyển nhà máy từ Trung Quốc về quốc gia lân cận hoặc sang nước thứ ba.

Bên cạnh đó, các FTA thế hệ mới đòi hỏi sản xuất và xuất khẩu sản phẩm xanh, sử dụng năng lượng mặt trời, điện gió, điện tái tạo, bảo đảm quyền lợi của người lao động về tiền lương tương ứng với năng suất lao động của mỗi người, không sử dụng lao động trẻ em, không cưỡng bức lao động, có trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng dân cư, giảm thiểu khí phát thải nhà kính, đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu không tăng nhiệt độ trái đất vượt quá 1,5°C vào năm 2050.

 

"Đáng lưu ý, FDI vào lĩnh vực tăng trưởng xanh tại các nước đang phát triển tăng tới 37% so với năm 2022. Trên thị trường vốn toàn cầu, tài chính xanh tăng trưởng mạnh, trái phiếu bền vững tăng 5 lần trong 5 năm từ 2018 - 2023".

Báo cáo của VAFIE.

Chỉ rõ xu hướng thu hút FDI năm 2023, báo cáo nêu rõ dòng vốn FDI toàn cầu sau khi giảm 12% vào năm 2022 và tăng 3% trong năm 2023, đạt mức 1.370 tỷ USD, FDI vào các nước đang phát triển tăng nhẹ. 

Cùng với đó, dòng vốn FDI của Mỹ có sự chuyển dịch đáng kể. Nhiều doanh nghiệp Mỹ giảm hoạt động tại Trung Quốc; năm 2023 Trung Quốc chỉ chiếm 1,8% các dự án đầu tư ra nước ngoài của Mỹ, sụt giảm đáng kể so với con số 5,2% năm 2019.

"Dòng vốn FDI từ các nước đang phát triển tiếp tục tăng nhanh hơn FDI từ các nước phát triển, hiện chiến 6% tổng FDI toàn cầu", báo cáo nêu rõ.

Lễ công bố báo cáo thường niên FDI năm 2023.
Lễ công bố báo cáo thường niên FDI năm 2023.

Còn tại Việt Nam, theo VAFIE, năm 2023 vốn FDI đăng ký tại Việt Nam tăng mạnh, đạt 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm 2022. Tuy nhiên, vốn FDI thực hiện chỉ tăng 3,5%, đạt mức 23,18 tỷ USD.

Trong đó, đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng mạnh. Vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực này năm 2023 đạt 23,5 tỷ USD, chiếm tới 64,2% tổng vốn đăng ký cấp mới so với các con số tương ứng của năm 2022 là 16,8 tỷ USD và 60,6%.

Hàng tỷ USD vốn FDI đổ vào lĩnh vực tăng trưởng xanh - Ảnh 1

Đáng chú ý, tại Việt Nam, doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước đã đầu tư khoảng 9 tỷ USD trong các ngành liên quan đến tăng trưởng xanh như: năng lượng tái tạo, xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải, sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho kinh tế xanh, chiếm khoảng 2% GDP với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 10-13%.

Về thứ hạng của các địa phương thu hút "đại bàng" FDI về làm tổ, báo cáo của VAFIE cho thấy TP.HCM dẫn đầu về thu hút FDI năm 2023 với tổng vốn đăng ký 5,85 tỷ USD; tiếp theo là Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Bình. Còn TP. Hà Nội 2 năm liền không nằm trong top 5 về thu hút FDI.

Trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam năm 2023, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đăng ký 6,8 tỷ USD chiếm 18,6% tổng vốn FDI đăng ký; Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 6,6 tỷ USD chiếm 17,9%.

Đáng chú ý, Hồng Kông vươn lên vị trí thứ ba với tổng vốn đăng ký 4,7 tỷ USD; Trung Quốc đứng thứ tư với tổng vốn đăng ký gần 4,5 tỷ USD.

Hàng tỷ USD vốn FDI đổ vào lĩnh vực tăng trưởng xanh - Ảnh 2

Các khu công nghiệp - khu kinh tế tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2023, các khu công nghiệp - khu kinh tế của Việt Nam đã thu hút được 27,7 tỷ USD vốn FDI; số dự án đầu tư mới, vốn đầu tư điều chỉnh và vốn FDI thực hiện đều tăng so với năm trước. Nhiều địa phương đã chú trọng chuyển khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái.

NHIỀU RÀO CẢN TỪ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

Về môi trường đầu tư, theo VAFIE, các tổ chức quốc tế và nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đánh giá cao môi trường đầu tư của Việt Nam. Theo đánh giá của Kocham, Jetro, Eurocham và Amcham, niềm tin của các nhà đầu tư vào Việt Nam có xu hướng tăng và lạc quan.

Tuy nhiên, GS.TSKH Nguyễn Mại cho rằng còn nhiều hạn chế về môi trường đầu tư mà Việt Nam cần sớm khắc phục, đó là thủ tục hành chính chưa minh bạch, thời gian thực hiện các thủ tục đầu tư vẫn còn dài làm tăng chỉ phí đầu tư kinh doanh. Cùng với đó, cơ sở hạ tầng vẫn còn những bất cập, nhất là việc ổn định cung cấp điện. Việt Nam còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; tiến trình chuyển đổi xanh vẫn còn chậm...

Trên cơ sở phân tích, đánh giá những thách thức và cơ hội mới đối với Việt Nam về thu hút FDI trong bối cảnh mới, báo cáo nhấn mạnh yêu cầu phải tăng cường quán triệt và kịp thời hành động để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, mục tiêu đã được đề ra tại Nghị quyết 50 - NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

Theo đó, cần đổi mới tư duy và hành động để thu hút FDI một cách chọn lọc, không những coi trọng quy mô mà quan trọng hơn là chất lượng và hiệu quả.

Để thu hút FDI chất lượng hơn, hiệu quả hơn, VAFIE cho rằng Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, luật pháp, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các luật và nghị quyết đã được Quốc hội thông qua như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Nghị quyết của Quốc hội về thực thi Thuế tối thiểu toàn cầu...

"Hướng mạnh FDI vào các ngành công nghệ cao, trong đó có công nghiệp bán dẫn, tăng cường kết nối chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp FDI, nhất là các tập đoàn xuyên quốc gia", lãnh đạo VAFIE đề xuất.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, nhất là năng lượng, hạ tầng số, giao thông vận tải, thúc đẩy cải cách nền hành chính quốc gia và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.