Khánh Hòa định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Nhĩ Anh
UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương cho phép UBND tỉnh tổ chức lập Quy hoạch chung đô thị (theo định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương), làm căn cứ để lập các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị tiếp theo và triển khai dự án đầu tư theo quy định...
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ký Tờ trình đề xuất chủ trương lập Quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa (theo định hướng toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương) gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó, tỷ lệ quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa được lập ở tỷ lệ 1/25.000, riêng các khu vực đô thị trung tâm được lập ở tỷ lệ 1/10.000.

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, để có cơ sở triển khai công tác đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, định hướng đô thị trên phạm vi toàn tỉnh, nhằm cụ thể hóa mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28/1/2022 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 21/3/2022 của Chính phủ, cần thiết phải lập Quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa (theo định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương), làm căn cứ để lập các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị tiếp theo và triển khai dự án đầu tư theo quy định.

Ngoài ra, về sự cần thiết lập Quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa, UBND tỉnh cho biết ngày 28/1/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, trong đó đề ra mục tiêu đến năm 2030, Khánh Hòa là thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở phát huy cao độ tiềm năng và lợi thế về biển, là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc và kết nối quốc tế; là trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế.

Khánh Hòa định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương - Ảnh 1

Cùng với đó phát triển Khánh Hòa là một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao; là nơi nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc; tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh toàn diện; quốc phòng an ninh và chủ quyền biển, đảo được đảm bảo vững chắc.

Hiện nay, Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 29/3/2023. Do vậy, tờ trình của UBND cho rằng đã đủ cơ sở, căn cứ để tổ chức lập Quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa theo quy định.

Theo Quy hoạch chung đô thị Khánh Hòa, thành phố Nha Trang là đô thị hạt nhân; thành phố Cam Ranh là đô thị du lịch– logistics; huyện Cam Lâm trở thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế.

Cũng theo quy hoạch, huyện Vạn Ninh trở thành đô thị du lịch biển cao cấp; thị xã Ninh Hòa là đô thị công nghiệp; huyện Diên Khánh là đô thị sinh thái, văn hóa truyền thống; huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh là các tiểu đô thị sinh thái núi rừng; huyện Trường Sa là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.