Mất 170 tỷ USD vốn hoá, Tencent trở thành cổ phiếu tệ nhất thế giới tháng 7

Điệp Vũ
Trong số 10 cổ phiếu mất nhiều vốn hoá nhất của tháng 7, có tới 9 cổ phiếu là doanh nghiệp Trung Quốc...
Toà nhà trụ sở của Tencent ở Thẩm Quyến, Trung Quốc - Ảnh: Bloomberg.
Toà nhà trụ sở của Tencent ở Thẩm Quyến, Trung Quốc - Ảnh: Bloomberg.

Chiến dịch siết chặt kiểm soát chưa từng có tiền lệ của Chính phủ Trung Quốc đối với lĩnh vực công nghệ của nước này đã biến Tencent từ một cổ phiếu được giới đầu tư ưa thích thành cổ phiếu gây mất giá trị nhiều nhất thế giới trong tháng 7 – Bloomberg đưa tin.

Tính từ đầu tháng đến hết phiên giao dịch ngày 28/7, cổ phiếu của “đế chế” Internet Trung Quốc đã sụt khoảng 23%, tiến tới hoàn tất tháng giảm mạnh nhất từ trước đến nay của cổ phiếu này.

Cú giảm khiến 170 tỷ USD vốn hoá thị trường bị “thổi bay”, đưa Tencent trở thành cổ phiếu gây mất mát tài sản cổ đông nhiều nhất thế giới trong tháng – theo dữ liệu của Bloomberg.

Trong số 10 cổ phiếu mất nhiều vốn hoá nhất của tháng 7, có tới 9 cổ phiếu là doanh nghiệp Trung Quốc, với những cái tên như Meituan và Alibaba.

10 cổ phiếu mất nhiều vốn hoá nhất thế giới trong tháng 7 - Nguồn: Bloomberg.
10 cổ phiếu mất nhiều vốn hoá nhất thế giới trong tháng 7 - Nguồn: Bloomberg.

Cổ phiếu Tencent tăng 7,1% trong phiên sáng ngày 29/7, sau khi Chính phủ Trung Quốc có một số động thái trấn an mối lo của nhà đầu tư về việc siết chặt kiểm soát đối với lĩnh vực dạy thêm.

Tencent – công ty có trụ sở ở Thẩm Quyến – là một trong những “nạn nhân” chính của chiến dịch tăng cường giám sát mà Bắc Kinh triển khai nhằm vào những công ty công nghệ lớn nhất (Big Tech) của Trung Quốc. Các Big Tech này bị xem như một mối đe doạ tiềm tàng đối với an ninh dữ liệu và ổn định tài chính của Trung Quốc.

Đợt bán tháo cổ phiếu Tencent được đẩy mạnh trong tuần này, sau khi Bắc Kinh mở rộng chiến dịch tăng cường giám át sang các lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao khác như giáo dục tư nhân.

“Tôi không cho là việc siết chặt giám sát đã dừng ở đây. An ninh dữ liệu là một ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc trong những năm tới. Đây là một bình thường mới”, Giám đốc điều hành Paul Pong của Pegasus Fund Managers phát biểu. “Mức định giá sẽ phải điều chỉnh để thích nghi với thực tế này, nhất là đối với những công ty công nghệ khổng lồ như Tencent”.

“Cơn bão” giám sát đã dẫn tới những biện pháp xử phạt nhằm vào Tencent như mất quyền streaming nhạc độc quyền và những án phạt chống độc quyền. Tuần này, công ty cho biết sẽ dừng đăng ký người dùng mới cho dịch vụ WeChat và được yêu cầu khắc phục những vấn đề liên quan đến ứng dụng di động.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.