“Ông trùm” truyền thông WPP tiếp tục bị phạt do vi phạm hoạt động quảng cáo

Nhĩ Anh
Do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo, Công ty WPP vừa bị cơ quan quản lý nhà nước xử phạt 55 triệu đồng. Trong năm 2023, đơn vị này đã 3 lần bị phạt vì vi phạm kinh doanh dịch vụ quảng cáo...
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.

Theo đó, Công ty WPP bị phạt theo khoản 2a Điều 38 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 13 Điều 4 Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ, do có hành vi cài đặt sản phẩm quảng cáo của 2 nhãn hàng vào nội dung phim “Flight to you” (Hướng gió mà đi) phát trên mạng xã hội YouTube, trong phim có hình ảnh “đường lưỡi bò” phi pháp.

Bên cạnh đó, Công ty WPP cũng thực hiện quảng cáo 3 sản phẩm mỹ  phẩm trên nền tảng mạng xã hội YouTube mà không phù hợp với giấy xác nhận nội dung quảng cáo đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Với hành vi này Công ty WPP bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 51 và khoản 3 Điều 5 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 14 Điều 4 Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ.

Tổng số tiền xử phạt áp dụng cho 2 hành vi nói trên là 55 triệu đồng. Cùng với đó, Công ty WPP bị buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, tháo gỡ và xóa quảng cáo vi phạm.   

Làm việc với cơ quan quản lý nhà nước, Công ty WPP cho biết thời gian qua, Công ty đã triển khai nhiều giải pháp để rà soát, ngăn chặn việc quảng cáo bị gắn vào các nội dung vi phạm pháp luật. Tuy nhiên do thuật toán phân phối nội dung quảng cáo của Youtube vẫn còn nhiều khiếm khuyết nên vẫn có những vi phạm liên quan đến các quảng cáo do Công ty WPP phân phối.

Để triệt để khắc phục tình trạng này, thời gian tới Công ty WPP sẽ tích cực tham gia vào sáng kiến “White List” (Danh sách nội dung “đã được xác thực” trên mạng sử dụng cho hoạt động quảng cáo”) do Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố nhằm đảm bảo an toàn thương hiệu đồng thời cũng tránh việc gián tiếp tiếp tay cho các nội dung xấu độc, vi phạm pháp luật được sản xuất và phát tán trên không gian mạng.  

Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đặc biệt khuyến cáo các nhãn hàng hay người quảng cáo cần nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ thương hiệu, bởi đó là yếu tố để nâng cao sức cạnh tranh, là tài sản vô hình đem lại giá trị vô giá cho doanh nghiệp. Khi thương hiệu không được đặt đúng chỗ, nghĩa là giá trị của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.

Trước đó, trong năm 2023, WPP đã 3 lần bị cơ quan quản lý nhà nước xử phạt vi phạm kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Hồi tháng 11/2023, WPP bị phạt 35 triệu đồng vì có hành vi đặt sản phẩm quảng cáo của Công ty TNHH Procter & Gamble Việt Nam và Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam vào kênh mạng xã hội YouTube có nội dung vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 01 Điều 8 Luật An ninh mạng.

Ở 2 lần trước đó, doanh nghiệp này bị xử phạt vi phạm hành chính do đặt sản phẩm quảng cáo của Công ty TNHH Bayer Việt Nam và Công ty TNHH FrieslandCampina Việt Nam vào nội dung vi phạm pháp luật trên kênh mạng xã hội YouTube.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.