Ôtô Trường Hải bị chìm có được... tái sử dụng?

Minh Toàn
Liệu có khả năng số xe này được sửa chữa lại để tiếp tục quay trở lại thị trường bán cho người tiêu dùng hay không?
Bảo Minh là đơn vị thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm với Trường Hải về 64 chiếc xe bị hư hỏng từ vụ chìm tầu - Ảnh: Tuổi Trẻ.
Bảo Minh là đơn vị thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm với Trường Hải về 64 chiếc xe bị hư hỏng từ vụ chìm tầu - Ảnh: Tuổi Trẻ.
Liệu có khả năng số xe này được sửa chữa lại để tiếp tục quay trở lại thị trường bán cho người tiêu dùng hay không? Nếu xe sau khi trục vớt bị tiêu hủy thì quy trình thế nào? Có công khai hay không? Đó là những băn khoăn sau vụ tầu chở ôtô của Trường Hải bị chìm xuống biển.

Kiểm tra ban đầu tại Cảng vụ Vũng Tàu cho thấy toàn bộ số xe trong các container đã tìm thấy và trục vớt thành công đều bị hư hỏng vì nước biển. Đa số xe bị chìm đều được trang bị nhiều hệ thống điện tử.

Trao đổi với VnEconomy, một đại diện của Trường Hải (xin được giấu tên vì lý do vụ việc đang trong quá trình điều tra) cho biết, toàn bộ tầu chở hàng và số hàng hóa bao gồm 64 chiếc ôtô bị chìm trong vụ tai nạn đều đã được Trường Hải mua bảo hiểm. Khi rủi ro xảy ra, các công ty bảo hiểm sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm cho những thiệt hại theo hợp đồng đã ký giữa hai bên và kết luận điều tra của các cơ quan chức năng.

Trong trường hợp này, Bảo Việt sẽ chịu trách nhiệm về rủi ro của tầu chở hàng Trường Hải Star. Bảo Minh là đơn vị phải thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm với Trường Hải về số hàng hóa trong đó có 64 chiếc xe bị hư hỏng từ vụ chìm tầu.

Theo quy định bảo hiểm, sau khi Bảo Minh hoàn thành nghĩa vụ bảo hiểm cho 64 chiếc xe với Trường Hải thì Bảo Minh sẽ trở thành chủ sở hữu và có toàn quyền quyết định việc xử lý cho lô xe trên.

Tuy nhiên, đây là lô xe do Trường Hải sản xuất và lắp ráp nên sau khi giải quyết các vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại với Bảo Minh, Trường Hải sẽ cùng phối hợp với Bảo Minh tiến hành xử lý số xe này.

Mặc dù số lượng xe bị hư hỏng trong vụ chìm tầu là 64 chiếc, nhưng với doanh số bán hàng trên dưới 3.000 xe/tháng thì theo đại diện Trường Hải, con số trên chỉ là rất nhỏ.

Do vậy, đại diện của Trường Hải khẳng định sẽ không có việc 64 chiếc xe hoặc linh kiện từ những chiếc xe này được tái sử dụng để bán ra thị trường. Công ty sẽ có trách nhiệm làm việc với Bảo Minh để thống nhất cách giải quyết và không loại trừ khả năng sẽ tiêu hủy toàn bộ lô hàng trên, cho dù cách thức tiêu hủy như thế nào thì hiện vẫn chưa rõ ràng.

Tin mới

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.
BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

Nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD sẽ giới thiệu chiếc sedan đầu tiên nằm trong phân khúc cao cấp của mình tại triển lãm ô tô Bắc Kinh, nhằm thách thức những hãng như Mercedes-Benz của Đức, hãng mà ba năm trước đã rút khỏi sự phát triển của thương hiệu Denza, với lý do doanh số bán hàng chậm.