Quảng Nam: Vướng mắc mặt bằng làm chậm tiến độ dự án

Thanh Xuân
Thị trường bất động sản Quảng Nam cơ bản phát triển lành mạnh, tuy nhiên vẫn có một số dự án xảy ra khiếu nại, khiếu kiện. Để chấn chỉnh và khuyến cáo vi phạm trong hoạt động kinh doanh bất động sản, tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo. Địa phương cũng đã triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy thị trường phát triển, song thực tế, nhiều dự án còn gặp khó khăn...
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo tỉnh Quảng Nam, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án đầu tư. Công tác xác nhận nguồn gốc đất, nhân khẩu phức tạp nên cũng gặp khó khăn; công tác thoả thuận nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất còn kéo dài.

 

Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 176 dự án khu dân cư, khu đô thị đang triển khai; 17 dự án mới được chấp thuận nhà đầu tư năm 2022, 2023. Đa số các dự án có quy mô vừa và nhỏ.

Ngoài ra, quá trình xác định phạm vi, ranh giới triển khai dự án, một số nhà đầu tư chưa nghiên cứu kỹ mức độ tác động đến những khu dân cư hiện hữu, đánh giá hiện trạng yếu tố hạ tầng, kỹ thuật chưa đầy đủ, vì vậy, chưa tính toán được phương án giải quyết ngay từ đầu. Do đó, khi triển khai thực hiện dự án thì nhà đầu tư gặp vướng mắc, dẫn đến bị động trong xử lý, làm chậm tiến độ.

Mặt khác, có trường hợp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và hoàn thiện thủ tục pháp lý, nhà đầu tư vẫn đảm bảo năng lực nhưng trong quá trình thực hiện dự án, xuất phát từ tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó (nhà đầu tư đang kinh doanh ở các lĩnh vực khác) nên không đảm bảo nguồn vốn để tiếp tục dự án, làm ảnh hưởng đến tiến độ.

Riêng các dự án tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, việc gián đoạn, kéo dài thực hiện dự án còn do hoàn thiện hồ sơ quy hoạch, thủ tục đầu tư. Trong 2020-2021, dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã tác động đến mọi mặt kinh tế - xã hội, việc cách ly xã hội làm ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ thực hiện dự án.

Tỉnh cho biết còn một khó khăn, vướng mắc khác đến từ hệ thống pháp luật liên quan tới đầu tư, đất đai, xây dựng, nhà ở, quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư… là vẫn có những nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, gây khó khăn cho nhà đầu tư. Nội dung giữa quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch nông thôn mới và quy hoạch chuyên ngành khác thiếu đồng bộ, không thống nhất, khó thực hiện.

Đồng thời, sự biến động giá cả, nhất là vật liệu xây dựng cũng ảnh nhất định đến tiến độ dự án… Đặc biệt, thực tiễn chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể trường hợp chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, khu đô thị có nhà ở tự thực hiện quản lý khai thác vận hành dự án, sau khi được nghiệm thu hoàn thành, nhất là với dự án trung, cao cấp.

Trước tình hình đó thì thời gian tới, một mặt tỉnh sẽ rà soát, tăng cường thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất đối với các khu đất phù hợp với mục đích đất ở, theo quy định của pháp luật, để thực hiện dự án nhà ở nhằm đáp ứng nhu cầu cho thị trường bất động sản. Đẩy mạnh công tác đấu thầu dự án có sử dụng đất, nhằm lựa chọn nhà đầu tư làm tăng nguồn cung dự án nhà ở thương mại cho thị trường bất động sản. 

Mặt khác, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đảm bảo đúng pháp luật. Tăng cường kiểm tra, thanh tra đồng thời xử lý các trường hợp vi  phạm pháp luật về xây dựng, đất đai theo đúng chức năng;

Rà soát các dự án có sử dụng đất chậm triển khai, sử dụng sai mục đích; tăng cường quản lý, có biện pháp ngăn chặn việc chia tách, “phân lô, bán nền” tại khu vực chưa được phép đầu tư, thiếu hệ thống hạ tầng; thực hiện tốt công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xử lý nghiêm các sàn giao dịch bất động sản, tổ chức, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản vi phạm về pháp luật đất đai và pháp luật có liên quan; chấn chỉnh hành vi  mua bán trao tay, trái pháp luật gây nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản.

Tin mới

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.
Nhà phân phối dừng hợp tác phút chót, tương lai BYD tại Việt Nam vẫn là ẩn số

Nhà phân phối dừng hợp tác phút chót, tương lai BYD tại Việt Nam vẫn là ẩn số

Việc New Energy Holding (NEH) - công ty con thuộc Tasco Auto, là một trong những đối tác phân phối lớn nhất vừa bất ngờ thông báo ngưng hợp tác với BYD Việt Nam là thông tin đang nhận được nhiều sự quan tâm trong ngành ô tô vì thời điểm thông báo dừng hợp tác diễn ra vào “phút chót”. Thông này là tin không vui với hãng xe Trung Quốc BYD khi bước chân vào thị trường Việt Nam trong tháng 6 sắp tới.