Liên danh tư vấn đánh giá an toàn metro số 1 do công ty Việt Nam đứng đầu

Thiên Ân
Gói thầu tư vấn đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống dự án metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên có giá trị trúng thầu hơn 76 tỷ đồng, do liên danh đến từ Việt Nam, Pháp và Trung Quốc trúng thầu, trong đó đứng đầu là công ty Việt Nam...
Liên danh Tư vấn đánh giá an toàn hệ thống dự án metro số 1 do một công ty Việt Nam đứng đầu.
Liên danh Tư vấn đánh giá an toàn hệ thống dự án metro số 1 do một công ty Việt Nam đứng đầu.

Mới đây, trong báo cáo về tình hình hoạt động đấu thầu năm 2023 trên địa bàn TP.HCM, Ủy ban nhân dân TP.HCM đã thông tin, gói thầu Tư vấn đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống thuộc dự án xây dựng tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên có giá trị trúng thầu là hơn 76,2 tỷ đồng.

Gói thầu này do Liên danh BVT 3 quốc tịch Việt Nam, Pháp và Trung Quốc gồm Bureau Veritas Vietnam - Bureau Veritas Exploitation - Bureau Veritas Quality Services - Shanghai Project Management – Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải (TEDI), do Bureau Veritas Vietnam đứng đầu.

Ngoài gói thầu tư vấn đánh giá an toàn hệ thống này, dự án metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên còn có gói thầu Hệ thống công nghệ thông tin cho văn phòng Công ty O&M (CP4) với giá trị gói thầu trên 133,6 tỷ đồng. Gói thầu này đang trong quá trình tìm kiếm, lựa chọn nhà thầu.

Báo cáo mới nhất của Ban quản lý Dự án Đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) cuối tháng 3 vừa qua cũng đã biết, dự án metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên tính đến nay đã hoàn thành 97,96% tổng khối lượng. Và trong điều kiện mọi việc diễn tiến thuận lợi thì dự án có thể được đưa vào giai đoạn khai thác miễn phí trong 3 tháng, từ tháng 7 đến tháng 10/2024, sau đó sẽ khai thác thương mại trong quý IV/2024.

Trước đó theo kế hoạch, tuyến metro số 1 sẽ hoàn thành công tác thử nghiệm cuối tháng 5/2024; hoàn thành đào tạo và đưa vào khai thác thương mại trong tháng 7/2024. Tuy nhiên, giữa tháng 3/2024, MAUR có báo cáo gửi Ủy ban nhân dân TP.HCM cho rằng dự án chưa thể kịp đưa vào khai thác thương mại vào tháng 7 và phải dời đến quý IV năm 2024. Lý do là trong quý III/2024, công trình metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên cần được triển khai nhiều phần việc, bao gồm: Rà soát đánh giá an toàn hệ thống; thực hiện nghiệm thu phòng cháy chữa cháy; hoàn tất đào tạo nhân sự lái tàu, vận hành, quản lý nhà ga, điều độ, bảo dưỡng... Vì vậy, tuyến metro đầu tiên của TP.HCM chưa thể vận hành thương mại trong thời gian này.

MAUR cũng nói thêm, đến quý IV/2024, dự án metro số 1 sẽ hoàn thành công tác nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, hoàn thành cấp chứng chỉ và thẩm định an toàn hệ thống cho các nhà ga còn lại. Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng sẽ tiến hành kiểm tra nghiệm thu các hạng mục còn lại. Đây cũng là thời điểm chủ đầu tư đặt ra mốc tiến độ vận hành thương mại toàn tuyến.

Cũng tại báo cáo mới nhất nói trên, MAUR cho biết thời gian vận hành miễn vé dự kiến sẽ vận hành 7/17 đoàn tàu loại 3 toa trong 3 tháng, từ ngày 01/7 - 30/9, mỗi ngày chuyến sớm nhất khởi hành vào 5 giờ sáng và muộn nhất lúc 10 giờ đêm. Trong giai đoạn này, tàu chạy giãn cách đều 8 - 10 phút mỗi chuyến. Sáng giai đoạn sau (đầu tháng 10 đến cuối tháng 12/2024), tuyến sẽ vận hành 12 đoàn tàu loại 3 toa, mỗi chuyến tàu giãn cách khoảng 6 - 8 phút, thời gian tàu chạy từ 5 giờ sáng đến 11 giờ rưỡi đêm. Từ đầu năm 2025, tàu sẽ vận hành 17/17 đoàn tàu; thời gian giãn cách vào giờ cao điểm từ 4 - 5 phút/chuyến và 8 chuyến/phút vào khung giờ bình thường.

 

Dự án metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên có tổng chiều dài 19,7 km, gồm 2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao, tổng cộng 14 nhà ga, gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao, tổng mức đầu tư sau khi được điều chỉnh là 43.700 tỷ đồng. Dự án có lộ trình đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP.HCM) và Dĩ An (Bình Dương). Tổng khối lượng dự án đã thực hiện đến này đạt gần 98%.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.