Suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tới nhu cầu xe điện toàn cầu thế nào?

Nam Nguyễn
Trong khi các nhà sản xuất ô tô và nhà cung cấp đang đặt cược lớn vào nhu cầu về xe điện trong tương lai thì tình trạng suy thoái toàn cầu trong thời gian ngắn đang gây ra những tổn thất như phá sản, hủy bỏ đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và cắt giảm sản lượng.
Suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tới nhu cầu xe điện toàn cầu thế nào? - Ảnh 1

Đầu tư vào năng lực và phát triển công nghệ đã vượt quá nhu cầu xe điện thực tế gây áp lực buộc các công ty phải cắt giảm chi phí.

Giám đốc điều hành General Motors Mary Barra cho biết trong cuộc họp báo thu nhập hôm thứ Ba tuần qua: “Đó là sự thật, tốc độ tăng trưởng của xe điện đã chậm lại, điều này tạo ra một số điều không chắc chắn. Chúng tôi sẽ sản xuất theo nhu cầu”.

GM trước đây đã cắt giảm mục tiêu sản xuất xe điện do nhu cầu chậm lại, nhưng Barra nói với các nhà phân tích rằng GM được “khuyến khích” bởi dự báo của ngành rằng doanh số bán xe điện tại Mỹ được dự báo sẽ tăng ít nhất 10% trong năm nay từ mức khoảng 7% vào năm 2023.

Giám đốc điều hành Tesla, Elon Musk, đã nhấn mạnh những khó khăn trong ngắn hạn, đồng thời cảnh báo vào tuần trước về sự sụt giảm mạnh về tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng trong năm nay. Với tỷ suất lợi nhuận giảm trong bối cảnh giảm giá, các cổ đông đã xóa 80 tỷ USD khỏi giá trị cổ phiếu của Tesla vào ngày hôm sau.

Tim Piechowski, giám đốc danh mục đầu tư của ACR Alpine Capital Research, nói: “Không còn nghi ngờ gì nữa, những hạn chế của sạc xe điện và thiếu khả năng phục hồi của pin ở nhiệt độ thấp, đang khiến người tiêu dùng lo lắng”.

Ông nói thêm: “Thực tế là đường cong áp dụng sẽ chậm hơn và sẽ có những phản hồi đối với các cơ quan quản lý về khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Có lẽ nó sẽ là một đoạn đường dài hơn dự đoán ban đầu”.

Tốc độ chậm hơn đó đã được nhấn mạnh trong tháng này khi các công ty rút lại các kế hoạch trước đó.

Hôm thứ Hai (29/1), Renault đã từ bỏ kế hoạch niêm yết doanh nghiệp xe điện Ampere của mình vì điều kiện thị trường chứng khoán trì trệ. Công ty cho biết đợt IPO có thể trị giá lên tới 10 tỷ euro.

Bloomberg đưa tin Tập đoàn Volkswagen đang đẩy lùi kế hoạch tìm kiếm các nhà đầu tư bên ngoài cho đơn vị pin PowerCo của mình khi triển vọng kinh doanh mờ nhạt trong bối cảnh thị trường xe điện đang hạ nhiệt.

Hôm thứ Ba (30/1), Trung Quốc dự báo tăng trưởng lợi nhuận năm 2023 giảm mạnh so với năm trước do nước này phải vật lộn với nhu cầu chậm lại và cạnh tranh gay gắt.

CATL, nhà sản xuất pin xe điện lớn nhất thế giới, cũng phải đối mặt với thách thức từ các đối thủ nhỏ hơn và nhu cầu đang chậm lại ở Trung Quốc, thị trường xe điện lớn nhất thế giới.

Nhà sản xuất pin EV xếp thứ hai của Trung Quốc BYD hôm thứ Hai tuần này cũng dự báo lợi nhuận ròng năm 2023 của họ tăng với tốc độ chậm hơn nhiều so với năm 2022, trong khi tuần trước nhà sản xuất pin LG Energy Solution của Hàn Quốc dự đoán tốc độ tăng trưởng chậm lại trên thị trường EV toàn cầu trong năm nay.

Suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tới nhu cầu xe điện toàn cầu thế nào? - Ảnh 2

Nhà phân tích Adam Jonas của Morgan Stanley cho biết trong một báo cáo nghiên cứu gần đây: “Động lực phát triển xe điện toàn cầu đang chững lại. Thị trường đang dư cung so với nhu cầu”.

Albemarle, nhà sản xuất lithium nguyên liệu pin xe điện lớn nhất thế giới, nói rằng họ đang cắt giảm việc làm và chi tiêu vốn để đối phó với tình trạng giá cả sụt giảm. Một báo cáo đưa ra việc cắt giảm việc làm ở mức 4% lực lượng lao động.

Trong khi đó, theo hiệp hội ô tô Đức VDA, doanh số bán xe điện của Đức, bao gồm cả các mẫu plug-in hybrid, đã giảm 16% trong năm ngoái và được dự báo sẽ giảm thêm 9% vào năm 2024, bao gồm cả mức giảm 14% đối với xe chạy bằng pin.

Nhà kinh tế trưởng Manuel Kallweit của VDA cho biết: “Trợ cấp đã cạn kiệt, đồng thời chúng ta đang ở trong vùng nước lầy lội của nền kinh tế. Xu hướng mua hàng của người tiêu dùng không đặc biệt rõ rệt”.

Tuy nhiên, sản lượng xe điện của Đức được dự báo sẽ tăng 19% trong năm nay lên 1,45 triệu chiếc, với phần lớn sản lượng dành cho xuất khẩu.

Nhu cầu xe điện ở châu Âu đã suy yếu và các nhà sản xuất ô tô trong khu vực phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ Trung Quốc. Những người cảm thấy khó khăn nhất trong lĩnh vực này dường như là các công ty khởi nghiệp xe điện.

Công ty công nghệ chế tạo xe điện thế hệ 2, Arrival, hôm thứ Hai cho biết họ đã nhận được thông báo hủy niêm yết và đình chỉ giao dịch chứng khoán từ Nasdaq.

Nhà sản xuất xe tải điện Volta Truck của Thụy Điển đã phá sản khi nền kinh tế khó khăn đè nặng lên nhu cầu và cản trở khả năng tiếp cận vốn.

Polestar tuần trước cho biết họ có kế hoạch cắt giảm khoảng 15% lực lượng lao động, tương đương 450 người, do thị trường đầy thách thức.

Thực tế, về lâu dài thì các nhà sản xuất ô tô đang đặt cược vào xe điện, ngay cả khi họ vẫn được hưởng lợi từ nhu cầu mạnh mẽ đối với các phương tiện chạy bằng động cơ đốt trong.

Giám đốc tài chính GM Paul Jacobson nhấn mạnh: “Chúng tôi biết thị trường xe điện sẽ không tăng trưởng tuyến tính. Chúng tôi đã sẵn sàng linh hoạt giữa sản xuất ICE và EV”.

Tin mới

BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

Nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD sẽ giới thiệu chiếc sedan đầu tiên nằm trong phân khúc cao cấp của mình tại triển lãm ô tô Bắc Kinh, nhằm thách thức những hãng như Mercedes-Benz của Đức, hãng mà ba năm trước đã rút khỏi sự phát triển của thương hiệu Denza, với lý do doanh số bán hàng chậm.
#AutoHashtag: Vì sao Ford nhiều năm “bất bại” trong phân khúc xe bán tải ở Việt Nam?

#AutoHashtag: Vì sao Ford nhiều năm “bất bại” trong phân khúc xe bán tải ở Việt Nam?

Khởi nguyên là dòng xe nhắm đến đối tượng khách hàng nông dân ở các vùng ngoại ô, ngày nay, những chiếc xe bán tải mang thương hiệu Mỹ, Ford, đang được đông đảo người dùng tại đô thị săn tìm. Vì sao dòng xe này phát triển mạnh tại Việt Nam và vì sao Ford lại thành công đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon có thể là một khái niệm xa lạ và không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc. Trên thế giới, khái niệm này đã được nhiều quốc gia áp dụng và nhiều công ty đã thu được nguồn lợi không nhỏ.