Vì sao Ford vẫn chưa thể có giá hơn GM?

Hữu Tuyến
GM vẫn có lợi thế so với Ford nhờ một bảng cân đối mạnh mẽ và doanh số bán xe lớn tại thị trường phát triển như Trung Quốc
GM vẫn có giá hơn Ford?
GM vẫn có giá hơn Ford?
Ford trụ vững và phát triển mạnh mẽ trong lúc General Motors (GM) ngập đầu trong nợ và phá sản. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu cân đo đóng đếm, Ford chưa chắc đã có giá hơn GM. Điều gì lý giải cho đánh giá dường như phi lý này?

Theo chuyên gia của Bussiness Week, GM vẫn có lợi thế so với hãng xe đồng hương nhờ một bảng cân đối mạnh mẽ và doanh số bán xe lớn tại các thị trường đang phát triển như Trung Quốc.
 
GM mới bắt đầu hồi sinh chưa được 1 năm sau khi bị sụp đổ, nhưng sự hỗ trợ toàn diện cả về tái chính, chính sách lẫn truyền thông của Chính phủ Mỹ đã giúp hãng xe này dần lấy lại giá trị, cũng như biết đến từ lợi nhuận sau một thời gian dài thua lỗ.

Sự thật là GM chưa thu được nhiều lợi nhuận, cổ phiếu của hãng xe này cũng chưa được phát hành ra công chúng (IPO). Tuy nhiên, giới phân tích nhận định sau đợt IPO khổng lồ sắp tới, GM có thể sẽ có trị giá lên tới 47 tỷ USD, trong khi giá trị trên thị trường cổ phiếu của Ford chỉ vào khoảng 36 tỷ USD.

Khi phân tích các yếu tố như thu nhập tiềm năng, dòng tiền, tài sản và nợ phải trả, nhà phân tích của JPMorgan Chase Eric Selle ước tính GM trị giá tới 70 tỷ USD. Điều đó có nghĩa là các cổ đông của GM có thể thu lại 47 cent trên mỗi đôla cổ phiếu đảm bảo sau khi hãng xe này phá sản.

Tại sao các chuyên gia có thể đưa ra một mức giá cao như vậy cho GM?

Trước hết là do GM đang có một bảng cân đối dòng tiền tốt hơn Ford. Với sự hỗ trợ toàn diện của chính phủ, GM hiện nay chỉ còn nợ các chủ nợ 15,4 tỷ và có khoản tiền mặt lưu thông lên tới 30 tỷ USD.

Trong khi đó, sau khi trả 4 tỷ tiền nợ vào ngày 30/6, Ford vẫn thiếu các chủ nợ 27 tỷ USD và tích trữ tiền mặt ở mức dưới 20 tỷ USD, dù hãng này dự kiến sẽ cải thiện đáng kể lượng tiền mặt dự trữ trong thời gian tới.

Có nhiều nợ hơn, nên riêng chi phí tiền lãi vay của Ford đã lên tới 542 triệu USD, trong khi con số này của GM ở mức 337 triệu USD.

Bên cạnh đó, nếu so sánh về doanh số, GM vẫn có ưu thể lớn tại các thị trường đang phát triển. Tại Trung Quốc, thị trường xe lớn nhất thế giới, GM chiếm tới 13% thị phần trong khi Ford chỉ khiêm tốn ở mức 2%. Còn tại Brazil, doanh số xe của GM chiếm 20% tổng doanh số toàn thị trường, cao gấp đôi đối thủ.

Phó chủ tịch phụ trách tài chính của GM Christopher P. Liddell mới đây cho biết, công ty sẽ tiếp tục cắt giảm chi phí sản xuất để có thể vẫn có lãi trong bối cảnh thị trường ảm đạm.
 
Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, không phải ở thị trường nào GM cũng có thế thượng phong. Tại châu Âu, hãng xe này thua lỗ 506 triệu USD trong quý I và không có hi vọng cải thiện tình hình từ nay đến năm sau. Ngược lại, Ford thu được khoản lợi nhuận trước thuế trong quý I là 107 triệu USD.

GM cũng đang đau đầu với vấn đề quỹ lương hưu. Hãng xe lớn nhất nước Mỹ thiếu hụt 26,8 tỷ USD trong khi Ford chỉ thiếu 11,9 tỷ USD.

Ngoài ra, vấn đề ổn định bộ máy lãnh đạo cũng là chuyện đáng nói ở GM, bởi hãng này chuẩn bị thay giám đốc điều hành vào ngày 1/9 và đây là lần thay thứ 4 trong vòng chưa đầy 4 năm qua. Việc thay đổi quá nhanh và quá nhiều người giữ chức vụ này khiến GM khó lòng có một đường lối phát triển nhất quán.

Điều khiến GM chờ đợi và hi vọng nhất hiện nay, chính là việc phát hành thành công số cổ phiếu được cho là trị giá 16 tỷ USD vào tháng 11 tới.

Tin mới

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon có thể là một khái niệm xa lạ và không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc. Trên thế giới, khái niệm này đã được nhiều quốc gia áp dụng và nhiều công ty đã thu được nguồn lợi không nhỏ.
Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.